Phát hiện mới: Người tiền sử đã đi biết dép cách đây 148.000 năm?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Hình ảnh về người tiền sử mới được công bố mang đến có thể mang đến cho chúng ta cái nhìn về sự ra đời của giày dép đã diễn ra cách đây gần 150.000 năm.

Việc phân tích các loại dấu chân hóa thạch khác nhau được phát hiện ở Nam Phi dường như đã xác nhận về khả năng người tiền sử thời đồ đá có đi dép hay không.

Dấu tích để lại được các nhà khảo cổ học thu thập.

Dấu tích để lại được các nhà khảo cổ học thu thập.

Quay trở lại với lịch sử giày dép của loài người. Những đôi giày, dép cổ xưa nhất được biết đến được tìm thấy ở Oregon (Mỹ) với niên đại khoảng 10.000 năm tuổi. Nhiều loại giày, dép khác nhau cũng đã được tìm thấy trong các xác ướp từ khoảng 5.000 năm trước, chẳng hạn đôi dày của Pharaoh hau người băng Ötzi nổi tiếng.

Vấn đề của giày dép là nó được làm bằng da hoặc vải nên không được bảo quản theo thời gian, khiến tuổi thọ nó không thể vượt quá vài nghìn năm và chỉ trong những điều kiện đặc biệt mới tồn tại được lâu hơn, chẳng hạn như không có độ ẩm hoặc đóng băng.

Tuy nhiên, một bằng chứng dựa trên các dấu vết được phát hiện bởi các nhà khảo cổ học tại Hy Lạp và Pháp cho thấy, người Neanderthal có thể đã đi giày từ hơn 100.000 năm trước, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về điều đó. Nhận xét này dựa vào dấu chân xuất hiện trong các bức ảnh được tìm thấy ở Kleinkrantz và Goukamma, Nam Phi và trên những tảng đá xung quanh. Theo IFL Science, chúng có niên đại từ 73.000 đến 148.000 năm tuổi.

Dựa vào hình ảnh cho thấy những dấu chân này có “đầu trước tròn, mép sắc, không có vết ngón chân và có thể có bằng chứng về các điểm gắn dây xích”. Điều này chứng tỏ họ đang đi dép.

Bức tranh về người tiền sử có thể phải vẽ lại.

Bức tranh về người tiền sử có thể phải vẽ lại.

Khi nói đến lịch sử loài người, các nhà khoa học đã phác họa hình ảnh người tiền sử mặc đồ da và đi chân đất, tuy nhiên hình ảnh này có thể phải thay đổi nếu phát hiện mới là chính xác. Về cơ bản, một số người hoặc một số bộ lạc có thể đã biết đi dép.

Giải thích cho sự tồn tại của dép được người tiền sử mang. Các nhà khoa học cho rằng điều đó bắt nguồn từ những tảng đá sắc nhọn và nhím biển có nhiều gai nhọn gây ra vết thương cho người tiền sử, dẫn đến nhiễm trùng và gây tử vong. Vì vậy, người tiền sử đã nghĩ ra việc bảo vệ chân bằng những đôi dép.

Cần nhớ rằng, nếu những người tiền sử đã biết che phủ cơ thể bằng đồ da để bảo vệ vùng kín hoặc tránh cái lạnh, sẽ rất hợp lý khi nghĩ rằng bản năng bảo vệ tương tự sẽ khiến họ bảo vệ đôi chân của mình ở những địa hình không phù hợp nếu đi chân đất.

Những dấu tích nói trên là rất hiếm và còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đó có thể bắt nguồn từ những đôi dép đầu tiên của nhân loại.

Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất của dòng dõi loài người bí ẩn

Các nhà khoa học đã khai quật được những hóa thạch lâu đời nhất cho đến nay của dòng người bí ẩn được gọi là người Denisovan. Với những bộ xương có tuổi đời 200.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN