Phát hiện khủng khiếp ở hành tinh NASA nghi ngờ có sự sống

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb đã "nhìn" thấy những thứ đáng sợ trên bề mặt TRAPPIST-1, ngôi sao sở hữu 7 hành tinh khá giống Trái Đất.

Theo tờ Space, Thiết bị hồng ngoại giữa (MIRI) của James Webb đã quan sát quá trình di chuyển của TRAPPIST-1b, một trong các hành tinh của ngôi sao lùn đỏ TRAPPIST-1.

TRAPPIST-1b từng đem tới hy vọng trong các quan sát ban đầu từ "thợ săn hành tinh" TESS của NASA, vì nó chỉ nặng hơn Trái Đất một chút và cũng là hành tinh đá.

Sao lùn đỏ TRAPPIST-1 được vây quanh bởi 7 hành tinh, cái nào cũng sở hữu một số yếu tố giống Trái Đất - Ảnh đồ họa từ NASA

Sao lùn đỏ TRAPPIST-1 được vây quanh bởi 7 hành tinh, cái nào cũng sở hữu một số yếu tố giống Trái Đất - Ảnh đồ họa từ NASA

Ba tháng sau, một hành tinh khác là TRAPPIST-1c tiếp tục lộ diện trước ống kính của James Webb, thể hiện các đặc điểm tương đồng.

Tin rất xấu: Chúng đã để lộ ra một "cơ thể" trơ trụi, không có bầu khí quyển. Hai thế giới này có vẻ giống với Sao Thủy khắc nghiệt hơn là Trái Đất dễ sống.

Kết quả được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Olivia Lim từ Đại học Montreal (Canada) sau khi xem xét các dữ liệu quang phổ. Kết quả này đã làm tắt ngấm hy vọng về một bầu khí quyển hydro đủ dày trên TRAPPIST-1b, tuy nhiên đem đến một điều thú vị khác.

Theo đồng tác giả Ryan MacDonald từ Đại học Michigan (Mỹ), việc quan sát TRAPPIST-1b rất trắc trở vì một "thế lực ma quái" cản trở, làm nhiễu loạn các dữ liệu, giống như đang ngăn các nhà khoa học tìm hiểu liệu TRAPPIST-1b có thể có sự sống hay không.

Kẻ phá rối đó được xác định là sao lùn đỏ TRAPPIST-1, tức ngôi sao mẹ của hành tinh. Điều này không có nghĩa có một nền văn minh ngoài hành tinh ở trên ngôi sao này và cố ngăn cản con người nghiên cứu về thế giới của họ. Đó là do bản chất của sao lùn đỏ.

Các sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 được biết đến là các ngôi sao nhiệt độ thấp, yếu hơn nhiều so với Mặt Trời và là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way.

Phát hiện mới cho thấy cận cảnh sao lùn đỏ mạnh mẽ như thế nào bất chấp là loại sao "lạnh" nhất: Bê mặt của nó là hoạt động từ tính khốc liệt, hỗn loạn. 

Chính hoạt động từ tính kết hợp với bức xạ khắc nghiệt, có thể là nguyên nhân hành tinh này "trần trụi".

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng TRAPPIST-1b vẫn có một bầu khí quyển cực mỏng với hơi nước, carbon dioxide hay methane. Tức các nhà khoa học vẫn còn một chút hy vọng về tính thân thiện của thế giới này.

Sự quấy rối của ngôi sao cũng chỉ ra rằng các nhà khoa học nên tìm cách xử lý nó, đưa ra một phương án nào đó để lọc bỏ tín hiệu nhiễm khi quan sát các hành tinh TRAPPIST-1d, TRAPPIST-1e và TRAPPIST-1f, là 3 hành tinh được cho là có nhiều khả năng có sự sống nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Tàu NASA thành công mỹ mãn sau hành trình 8 năm tiếp cận tiểu hành tinh

Ngày 24/9, khoang vũ trụ của NASA mang theo mẫu đất lớn nhất từ trước đến nay thu được từ bề mặt một tiểu hành tinh đã tái nhập bầu khí quyển Trái đất, đáp xuống đúng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN