Phát hiện hơn nửa triệu ngôi sao chưa từng được biết đến
Đài quan sát thiên văn Gaia Observatory tiết lộ về nửa triệu ngôi sao mà họ vừa phát hiện.
Theo BGR, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố dữ liệu mới nhất từ đài quan sát Gaia, cho thấy hơn nửa triệu ngôi sao và hơn 150.000 tiểu hành tinh lần đầu tiên được phát hiện.
Dữ liệu mới này là một phần trong đợt phát hành dữ liệu thứ ba của sứ mệnh, dữ liệu đầu tiên được phát hành vào tháng 6/2022. Những ngôi sao mới này nằm trong cụm sao cầu Omega Centauri và chỉ là một số ít trong số hơn 1,8 triệu ngôi sao Gaia đã ghi nhận cho đến nay trong những cuộc nghiên cứu của nó.
Hơn nửa triệu ngôi sao mới được phát hiện bởi đài quan sát Gaia.
Omega Centauri là cụm sao hình cầu lớn nhất có thể nhìn thấy từ hành tinh của chúng ta và được tìm thấy cách Trái Đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Cụm sao này có chiều rộng khoảng 150 năm ánh sáng và các ngôi sao mới được phát hiện mờ hơn 15 lần so với những ngôi sao mà ESA đã phát hiện tại nơi này trước đây.
Nhìn chung, ESA cho biết Gaia đã phát hiện ra sự tồn tại của 526.587 ngôi sao mới trong vùng Omega Centauri. Có ít nhất chín khu vực sao phân bổ dày đặc và đài quan sát hiện có thể nhìn thấy số lượng sao trong lõi cụm sao nhiều hơn gấp 10 lần. Tuy nhiên, dữ liệu mới không chỉ vá các lỗ hổng trên bản đồ của đài quan sát. Nó cũng cung cấp những dữ liệu mới để tìm hiểu sự hình thành và phát triển của sao.
Dữ liệu mới thu được từ khám phá của Gaia về những ngôi sao mới này sẽ cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách phân bố và chuyển động của những ngôi sao. ESA tiết lộ rằng phát hiện này cũng vượt quá tiềm năng dự kiến của Gaia. Những ngôi sao mới này cũng đánh dấu một trong những khu vực sao dày đặc nhất mà Gaia đã quan sát được trong khu vực Omega Centauri.
Gaia thực ra không được thiết kế cho vũ trụ học. Đài quan sát đã đi vào hoạt động từ năm 2013 và mặc dù không được thiết kế để tìm kiếm các ngôi sao nhưng nó đã tỏ ra rất hữu ích trong việc này.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong các chuyến bay ngang Sao Thủy, tàu vũ trụ BepiColombo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã bắt được sóng plasma “ca hát“...