Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất của dòng dõi loài người bí ẩn

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các nhà khoa học đã khai quật được những hóa thạch lâu đời nhất cho đến nay của dòng người bí ẩn được gọi là người Denisovan. Với những bộ xương có tuổi đời 200.000 năm tuổi này, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra các đồ tạo tác bằng đá có liên quan đến họ hàng của loài người hiện đại đã tuyệt chủng.

Tìm thấy hóa thạch lâu đời nhất của loài người bí ẩn được gọi là Denisovan.

Tìm thấy hóa thạch lâu đời nhất của loài người bí ẩn được gọi là Denisovan.

Lần đầu tiên được xác định cách đây hơn một thập kỷ, người Denisovan - một nhánh tổ tiên loài người đã tuyệt chủng - là họ hàng gần nhất được biết đến của người hiện đại, cùng với người Neanderthal .

Phân tích ADN chiết xuất từ ​​hóa thạch Denisovan cho thấy họ có thể đã từng phổ biến khắp lục địa châu Á, hải đảo Đông Nam Á và châu Đại Dương, đồng thời tiết lộ rằng có ít nhất hai nhóm Denisovan khác biệt lai với tổ tiên của người hiện đại .

Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được khoảng 5-6 hóa thạch Denisovan. 5 hóa thạch đã được khai quật trong hang Denisova ở Siberia, và một chiếc được tìm thấy ở một thánh địa ở Trung Quốc.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm ba hóa thạch Denisovan khác trong hang Denisova ở Siberia. Các nhà khoa học ước tính rằng, hóa thạch này khoảng 200.000 năm tuổi, là những người Denisovan cổ nhất từng được tìm thấy. Trước đây, những mẫu vật Denisovan sớm nhất được biết đến là khoảng 122.000 đến 194.000 năm tuổi.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 3.791 mẩu xương từ hang Denisova. Trong số những mảnh vụn này, các nhà khoa học đã xác định được 5 bộ xương người. Bốn trong số này chứa đủ ADN để tiết lộ danh tính - một là người Neanderthal, và ba người còn lại là Denisovan. Dựa trên những điểm tương đồng về gene, hai trong số những hóa thạch này có thể đến từ một người hoặc từ những cá thể có liên quan.

Tác giả chính của nghiên cứu Katerina Douka, một nhà khoa học khảo cổ tại Đại học Vienna ở Áo, cho biết: “Chúng tôi vô cùng phấn khích khi xác định được ba bộ xương Denisovan mới trong số các lớp lâu đời nhất của hang Denisova."

Douka cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể chắc chắn rằng người Denisovan là người tạo ra các di vật khảo cổ mà chúng tôi tìm thấy có liên quan đến các mảnh xương của họ.”

Những phát hiện mới cho thấy những người Denisovan mới được tìm thấy này đã sống trong thời kỳ khí hậu ấm áp và có thể so sánh được với ngày nay, trong một khu vực thuận lợi cho cuộc sống của con người bao gồm các khu rừng lá rộng và thảo nguyên mở. Những hài cốt động vật bị thiêu hủy và bị đốt cháy được tìm thấy trong hang cho thấy người Denisovan có thể đã ăn hươu, nai, linh dương, ngựa , bò rừng và tê giác lông cừu.

Các công cụ đá liên kết với những hóa thạch mới này có một số điểm tương đồng với các vật dụng được tìm thấy ở Israel có niên đại từ 250.000 đến 400.000 năm trước - một thời kỳ liên quan đến những thay đổi lớn trong công nghệ của con người, chẳng hạn như thói quen sử dụng lửa.

Nghiên cứu mới cho thấy, người Denisovan có thể không phải là những người duy nhất cư trú trong hang vào thời điểm này. Xương của động vật ăn thịt như chó sói và chó hoang cho thấy người Denisovan có thể đã tích cực cạnh tranh với những động vật săn mồi này.

Giật mình với cặp lỗ đen quái vật xuất hiện gần chúng ta nhất

Trong một thiên hà mang tên NGC 7727, 2 lỗ đen quái vật gần Trái Đất nhất từng được phát hiện đang trong quá trình hợp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thu (theo Live Science) ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN