Phần mềm độc hại đầu tiên trên di động tròn 10 tuổi
Năm 2014 đánh dấu một một sự kiện mà không mấy ai mong đợi, đó là phần mềm độc hại đầu tiên dành cho di động đã xuất hiện được 10 năm. Vậy phần mềm độc hại này là gì?
Cũng theo báo cáo của hãng bảo mật Trend Micro thì số lượng mã độc trên nền tảng Android cũng đã đạt đến con số 1 triệu mã độc.
Năm 2004 ra đời virus Cabir được phát triển bởi Vallez - thành viên nhóm 29A chuyên viết virus. Không mất nhiều thời gian để loại virus này được tận dụng vào nhiều mục đích tấn công; cũng như xuất hiện thêm nhiều biến thể mới mạnh mẽ hơn, lây nhiễm trên các thiết bị nền tảng Symbian vào cuối năm đó. Năm này cũng chứng kiến các dịch vụ tốc độ cao bị lợi dụng để lừa đảo tiền từ các thiết bị chạy nền tảng Symbian S60. Cuối cùng là vào tháng 10, virus Skulls bùng nổ trên các trang web chia sẻ file và qua email, nó được thiết kế để ghi đè lên các file quan trọng, đặc biệt tốc độ lan truyền càng nhanh hơn khi kết hợp cùng virus Cabir.
Phần mềm độc hại đầu tiên trên di động tròn 10 tuổi.
Có một vài điều thay đổi trong những năm đầu thế kỉ 21, giúp bảo vệ người dùng điện thoại di động. Đó là sự phân mảnh các nền tảng di động khiến tội phạm mạng không có một nhóm đối tượng cố định nào để ngắm tới.
Năm năm sau, mọi thứ dường như tập trung hơn, tội phạm mạng bắt đầu viết virus cho nền tảng J2ME (mobile Java) nhằm cố gắng vượt qua những vấn đề mà chúng đối mặt từ sự phân mảnh các thiết bị, những virus này vẫn tận dụng các dịch vụ tốc độ cao.
Năm 2010, doanh số bán smartphone tăng hơn 70% với hai hệ điều hành chủ đạo là iOS và Android. Việc gia tăng người dùng smartphone, sự thống trị liên tục của hai hệ điều hành này và băng thông phát triển đã dẫn đến một cuộc bùng nổ phần mềm di động độc hại trong suốt ba năm sau đó cho đến tận bây giờ. Theo ước tính, doanh số smartphone tăng từ 968 triệu (năm 2013) lên 1,2 tỷ USD (năm 2014), và gần một tỷ trong số đó chạy nền tảng Android của Google. Đây là viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tội phạm mạng.
Phần mềm độc hại trên di động vẫn tiếp tục tập trung vào các cách thức truyền thống là những ứng dụng phổ biến chứa trojan và lạm dụng các nền tảng tốc độ cao. Tuy nhiên, các biến thể mới hơn đang ngày càng tận dụng khả năng tân tiến của các thiết bị thông minh hiện nay để đánh cắp thông tin và theo dõi người dùng. Một ứng dụng gián điệp như vậy có thể xóa các tin nhắn SMS từ những số cụ thể, kích hoạt microphone, chụp ảnh hoặc quay video, chặn cuộc gọi đến và gửi tin nhắn. Đây là hướng đi của phần mềm độc hại di động vào năm 2014.
Tội phạm mạng vẫn theo sau từng bước đi của chúng ta. Việc chuyển đổi ngày càng nhanh từ công nghệ truyền thống sang các thiết bị và nền tảng di động thông minh sẽ khiến tội phạm có những động thái nhằm điều chỉnh những mã độc đã có lịch sử đến 10 năm, và chúng thực sự sẽ ngày càng nguy hiểm.