Ở tuổi 17, chàng trai đặc biệt này đã sở hữu 10 ứng dụng cực "chất"

Sự kiện: Công nghệ

17 tuổi đã sở hữu 10 ứng dụng trong tay, Trần Lê Duy tự tin bước vào vòng bán kết cuộc thi Bluebird Award 2017.

Trần Lê Duy, học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh An Giang) đã có 5 năm theo đuổi niềm đam mê công nghệ với mong muốn viết ra những ứng dụng giáo dục, để thu hẹp khoảng cách về năng lực, kỹ năng của học sinh Việt Nam với các nước đang phát triển.

Ở tuổi 17, chàng trai đặc biệt này đã sở hữu 10 ứng dụng cực "chất" - 1

Trần Lê Duy. (NVCC)

“Tuổi trẻ tài cao” là nhận xét từ ban tổ chức Bluebird Award dành cho Trần Lê Duy. Duy mang đến cuộc thi 2 trong 10 ứng dụng mà cậu sở hữu. Một trong hai sản phẩm đã được lọt vào "top" 40 của cuộc thi là Pascal N-IDE và sẽ được trình bày trước hội đồng giám khảo vào ngày 14/10 tới đây.

Pascal là một môn lập trình cơ bản dành cho các bạn sinh viên học CNTT những năm đầu ở giảng đường đại học. Quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình này, cùng với việc nhận thấy thực tế sử dụng smartphone ngày càng cao, Duy đã nảy sinh ý định xây dựng sản phẩm trên. Ứng dụng của Duy cho phép người dùng học lập trình có thể sử dụng thiết bị di động để thực hành các bài lập trình căn bản mà không cần phải ngồi bên máy tính.

Sản phẩm được hội đồng Bluebird Award đánh giá là có sáng kiến vì mang lại tính ứng dụng cao cho các bạn học sinh, sinh viên. Điều đặc biệt hơn cả là Duy mới chỉ 17 tuổi, bằng tuổi Duy các bạn học sinh còn đang loay hoay với việc đi tìm cho mình định hướng nghề nghiệp. Và ngay cả với những sinh viên công nghệ năm đầu, việc làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh bằng những kiến thức ở giảng đường không phải là chuyện dễ dàng gì. Tuy nhiên, với Duy, tất cả bắt đầu từ hai chữ đam mê.

Ở tuổi 17, chàng trai đặc biệt này đã sở hữu 10 ứng dụng cực "chất" - 2

Ứng dụng Pascal của Duy.

Theo lời Duy, hiện tại Duy có tất cả 10 sản phẩm hoàn thiện và đã có mặt trên các kho ứng dụng, được các bạn học sinh sử dụng rộng rãi. Duy luôn nhận được những ý kiến phản hồi tích cực tốt về sản phẩm của mình. Đó là nguồn động lực tiếp sức giúp Duy tiếp tục theo đuổi đam mê.

Đến với lập trình bằng đam mê, mong muốn góp phần giúp đỡ nền giáo dục Việt Nam và cũng là để thoả mãn sở thích của mình, Duy phải phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành tốt chương trình học trên lớp. Thời gian đầu đến với lập trình ứng dụng di động, Duy không có phương hướng và người chỉ dẫn, vì vậy sản phẩm làm ra không được đón nhận rộng rãi. “Đôi lúc em thấy khó khăn quá, muốn bỏ nhưng đam mê quá rồi muốn bỏ cũng không bỏ được", Duy tâm sự.

Gặp chàng quân nhân đam mê lập trình, làm game

Chàng quân nhân này đã tạo ra tựa game Art of Conquest: 5 Clans có lối chơi lạ và đồ họa đẹp mắt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN