Nữ anh hùng NASA ẩn mặt: Người đứng sau cuộc đổ bộ Mặt Trăng lịch sử

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Nhà toán học nữ tiên phong phá vỡ các định kiến về phái đẹp trong ngành khoa học và cũng là người góp phần lớn trong các chuyến bay vũ trụ lịch sử, vừa qua đời ở tuổi 101.

Katherine Johnson, nữ anh hùng thầm lặng của NASA, vừa qua đời vào 24/2/2020 vừa qua ở tuổi 101. Bà là nhà toán học tiên phong phá vỡ các khuôn mẫu về giới tính và dành tình yêu mãnh liệt cho các con số. Những tính toán của bà đã giúp đưa các phi hành gia đầu tiên của Mỹ lên vũ trụ, kể cả chuyến bay của Apollo đưa con người lần đầu tiên tới Mặt Trăng.

Bà Katherine Johnson cùng cỗ máy tính phức tạp của mình ở Trung tâm Nghiên cứu Langley, ảnh chụp năm 1980. Ảnh: NASA.

Bà Katherine Johnson cùng cỗ máy tính phức tạp của mình ở Trung tâm Nghiên cứu Langley, ảnh chụp năm 1980. Ảnh: NASA.

“Trong khi thực hiện sứ mệnh nới rộng ranh giới loài người có thể chạm tới, Katherine G. Johnson cũng từ chối giới hạn được đặt ra bởi những định kiến cũ kĩ của xã hội về giới tính và chủng tộc,” cựu Tổng thống Barack Obama đã dành những lời khen ngợi cho Johnson trong khi trao cho bà Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 2015.

Nữ anh hùng NASA ẩn mặt: Người đứng sau cuộc đổ bộ Mặt Trăng lịch sử - 2

Trong nhiều thập kỷ, người phụ nữ Mỹ gốc Phi Katherine Johnson là một trong số nhiều nhà khoa học tiên phong xuất sắc của NASA. Tài năng trác tuyệt cộng với đóng góp về hình học giải tích của bà đã tạo nền tảng để NASA thực hiện những nhiệm vụ không gian táo bạo nhất trong thập niên 1960, bao gồm việc đưa những chuyến bay đầu tiên có phi hành đoàn lên Mặt Trăng.

Nhưng cũng như những phụ nữ da đen khác làm việc cho NASA vào thời điểm đó, ở bên ngoài cơ quan Johnson hầu như không được biết đến. Điều này đã thay đổi vào năm 2016 khi Margot Lee Shetterly xuất bản cuốn sách “Ẩn số: Giấc mơ Mỹ và Câu chuyện chưa kể của các nữ toán học da đen giúp Hoa Kỳ chiến thắng cuộc đua không gian”. Tác phẩm này trích dẫn câu nói của Johnson: “Họ để phụ nữ làm việc ở NASA không phải vì chúng tôi mặc váy mà do chúng tôi đeo kính.”

Cuốn sách kể câu chuyện về những “máy tính con người” của NASA, những phụ nữ đã vẽ và tính toán quỹ đạo du hành hàng không vũ trụ (theo đúng nghĩa đen). Tác phẩm này và bộ phim chuyển thể đã nhận được đề cử Oscar, giúp Johnson trở thành tâm điểm trên cả thế giới khi bà đã ở giữa độ tuổi thượng thượng thọ.

Cựu Tổng thống Barack Obama trao huân chương cho bà Katherine G. Johnson vào 24/11/2015. Ảnh: Kris Connor—WireImage.

Cựu Tổng thống Barack Obama trao huân chương cho bà Katherine G. Johnson vào 24/11/2015. Ảnh: Kris Connor—WireImage.

“Một cách lặng lẽ, giá trị từ các đóng góp của tôi bắt đầu nhấn chìm những luật lệ độc đoán về phân biệt chủng tộc và những mệnh lệnh kìm hãm giới tính của tôi. Nhưng tôi thật sự yêu thích việc đi làm mỗi này,” Johnson viết về những ngày đầu làm việc như một chiếc máy tính của bà.

Đam mê trọn đời với các con số

Johnson sinh ra ở White Sulphur Springs, bang West Virginia, vào 26/8/1918. Từ khi còn nhỏ, Johnson đã thể hiện thiên khiếu trong học tập. Mới 4 tuổi, bà đã biết đánh vần và làm toán nhân, bà đếm tất cả mọi thứ bà có thể xác định số lượng.

Katherine Johnson, nữ anh hùng thầm lặng sau những lần đầu tiên của hàng không vũ trụ Mỹ, chụp ảnh tại nơi bà làm việc - Trung tâm Nghiên cứu Langley ở Hampton, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: NASA.

Katherine Johnson, nữ anh hùng thầm lặng sau những lần đầu tiên của hàng không vũ trụ Mỹ, chụp ảnh tại nơi bà làm việc - Trung tâm Nghiên cứu Langley ở Hampton, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: NASA.

“Với tôi Toán học lúc nào cũng dễ dàng. Tôi yêu những con số và những con số say đắm tôi. Chúng theo tôi khắp mọi nơi. Đó là cách bộ não tôi hoạt động. Tôi ham thích việc học tới nỗi chỉ cần đến trường thôi là không đủ,” bà viết như vậy trong cuốn tự truyện Vươn tới Mặt Trăng (2019).

Nữ anh hùng NASA ẩn mặt: Người đứng sau cuộc đổ bộ Mặt Trăng lịch sử - 5

Johnson vào trung học năm 10 tuổi. Đến năm 18 tuổi, bà tốt nghiệp đại học với tấm bằng Toán học ở ĐH bang West Virginia. Nhưng là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu, con đường học vấn và sự nghiệp của bà đầy chông chênh trắc trở. Chính sách phân biệt chủng tộc rộng khắp đã giới hạn lựa chọn của bà mặc cho tài năng của bà vô tiền khoáng hậu.

Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, Woodrow Wilson lúc đó đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, cuộc chạy đua vũ trụ làm mới bộ mặt của Chiến tranh Lạnh vẫn còn cách xa nhiều thập kỷ. Lúc này, phụ nữ không thể bỏ phiếu, phân biệt chủng tộc là điều hợp pháp, có hệ thống và tràn lan.

Năm 1953, Johnson bỏ việc giảng dạy và bắt đầu làm việc như một cỗ máy tính cho Ủy ban Cố vấn Quốc gia Mỹ về Hàng không vũ trụ - cơ quan tiền thân của NASA. Ở đây, người ta xếp loại vị trí của bà là “chuyên gia phụ”. Bà làm việc tại một cơ sở tách biệt với tấm bảng “Máy tính màu” đặt trước cửa.

Nguyên Giám đốc NASA Charles Bolden trao bằng khen cho bà vào 01/12/2016. Ảnh: NASA.

Nguyên Giám đốc NASA Charles Bolden trao bằng khen cho bà vào 01/12/2016. Ảnh: NASA.

Công việc của bà giống như những phụ nữ da đen đồng nghiệp khác, đó là thực hiện các tính toán phức tạp dùng trong hàng không vũ trụ bằng tay. Máy tính mới ra đời thời đó chưa thực hiện nổi nhiệm vụ này. Ban đầu, Johnson miệt mài với dữ liệu từ các vụ tai nạn máy bay và sớm được chuyển đến phòng nghiên cứu về các chuyến bay.

Tính toán cho cuộc chạy đua vũ trụ

Sự nghiệp của Johnson rẽ ngoặt vào năm 1957, lúc này Liên Xô phóng Sputnik - vệ tinh nhân tạo đầu tiên và châm ngòi cuộc đua không gian với Mỹ. Đến cuối những năm 1950, NASA nát óc tìm cách đưa con người lên vũ trụ và mang họ trở về bình an vô sự, trách nhiệm của Johnson chuyển thành tính toán quỹ đạo.

Ảnh chụp năm 1962 lúc bà Johnson đang tính toán chuẩn bị cho chuyến bay của John Glenn vào cùng năm. Ảnh: NASA.

Ảnh chụp năm 1962 lúc bà Johnson đang tính toán chuẩn bị cho chuyến bay của John Glenn vào cùng năm. Ảnh: NASA.

Trong thập niên tiếp theo, những người đàn ông dũng cảm bay khỏi bầu khí quyển đặt cược tính mạng vào độ chính xác trong các tính toán viết tay của Johnson. Năm 1961, Johnson đã tính toán quỹ đạo cho khoang chứa Freedom 7 của Alan Shepard - tàu vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ mang theo một người, bay đến rìa của khí quyển Trái Đất trước khi rơi xuống Đại Tây Dương an toàn.

Năm tiếp theo đó, John Glenn trở thành phi hành gia đầu tiên của Mỹ bay vòng quanh Trái đất, ông chỉ leo lên khoang tàu Friendship 7 sau khi đã được Johnson xác minh các tính toán tự động do máy tính IBM thực hiện. Điều ấn tượng đó là bà làm công việc này chỉ trong một ngày rưỡi và các con số đều khớp.

Nhà toán học Katherine Johnson tham dự lễ khánh thành một cơ sở mới của NASA vào năm 2017. Ảnh: NASA.

Nhà toán học Katherine Johnson tham dự lễ khánh thành một cơ sở mới của NASA vào năm 2017. Ảnh: NASA.

Tiếp theo đó vào năm 1969, khi các phi hành gia của tàu Apollo 11 gồm Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins bay đến mặt trăng, họ cũng chỉ thực hiện sau khi có được những phép toán của Johnson. “Tôi tính toán con đường sẽ đưa các bạn đến đó. Chúng tôi nói với họ tốc độ họ sẽ bay và Mặt Trăng sẽ ở đó lúc các bạn hạ cánh,” Johnson kể lại trong một bài phỏng vấn.

Năm 1986, Johnson nghỉ hưu. Cho đến thời điểm đó, bà đã hiện diện trong tất cả chương trình đưa con người bay vào không gian mà NASA khởi động, từ Sao Thủy đến tàu con thoi chạm đến quỹ đạo của Trái Đất.

Chân dung bà Katherine Johnson vào những năm tháng cuối đời. Ảnh: NASA.

Chân dung bà Katherine Johnson vào những năm tháng cuối đời. Ảnh: NASA.

Mặc dù ngày nay các chuyên gia sử dụng máy tính tự động để vẽ ra quỹ đạo cho những sứ mệnh không gian, nhưng NASA mới đây cho biết cơ quan này sẽ sử dụng những công thức tính của bà từng dùng cho Apollo 11 để dựng lên công thức tính mới cho kế hoạch quay lại Mặt Trăng vào năm 2024.

“Bà Johnson đã giúp nước Mỹ của chúng ta nới rộng biên giới vào không gian, những nỗ lực phi thường của bà cũng mở ra cánh cửa cho phụ nữ và người da màu. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên lòng can trường và khả năng lãnh đạo của bà cũng như những cột mốc mà chúng tôi sẽ không thể với tay đến nếu thiếu bà,” ông Jim Bridenstine, giám đốc của NASA, chia sẻ trong một bài phát biểu.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ sinh khám phá ra 17 hành tinh mới

Michelle Kunimoto, sinh viên Canada 25 tuổi vừa phát hiện ra những hành tinh mới ở bên ngoài Hệ Mặt Trời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Lam (Theo National Geographic) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN