Nỗ lực thúc đẩy đầu tư thiết bị nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp và giới học thuật tại Việt Nam

Thị trường trang thiết bị sử dụng cho mục đích nghiên cứu và khoa học đang được chú ý nhiều hơn. Các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D và giới học thuật là động lực thúc đẩy sự phát triển cho thị trường này.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm nay của Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của ngành khoa học - công nghệ cũng như các nhà khoa học vào sự hồi phục của kinh tế. Từ quan điểm này, Lãnh đạo Chính phủ cho rằng cơ quan phụ trách là Bộ Khoa học và Công nghệ cần phối hợp với các bộ ngành và nhà khoa học một cách hiệu quả nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ. 

Theo đó, các doanh nghiệp cũng dần đề cao vai trò của hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bởi đây có thể được xem như chỉ báo quan trọng để đánh giá khả năng tăng năng suất lao động và tạo ra đột phá kinh tế trong tương lai. Đây cũng là chỉ tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ở nhiều quốc gia. 

Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với nền kinh tế, Việt Nam nhiều năm qua tuy có sự cải thiện trong việc phân bổ nguồn lực cho R&D, song mức đầu tư trung bình cho hoạt động này vẫn khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. Theo dữ liệu của Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo năm 2023, tỷ lệ đầu tư R&D so với GDP ở Việt Nam là 0,4% - thấp hơn đáng kể so với Singapore (2,2%), Thái Lan (1,3%) hay Malaysia (1%). Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học tại nước ta cũng được quan tâm nhiều hơn. Đây chính là động lực thúc đẩy mở rộng thị trường thiết bị này phát triển tại nước ta.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường, nhiều nhà sản xuất thiết bị khoa học công nghệ thúc đẩy kế hoạch phát triển kinh doanh vào thị trường Việt Nam, như Thermo Fisher Scientific, Binder, Agilent,… Trong vai trò là “cầu nối” cho sự chuyển biến tích cực của thị trường, Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ của DKSH cũng liên tục nỗ lực kết nối các doanh nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu trong hoạt động đầu tư thiết bị tiên tiến hàng đầu với dịch vụ chất lượng toàn cầu từ các chuyên gia.

Phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại Viện Công nghệ cao trường Đại học Nguyễn Tất Thành với đa dạng các thiết bị hàng đầu. Đặc biệt là kính hiển vi đồng tiêu chất lượng cao của Leica Microsystems

Phòng thí nghiệm thiết bị khoa học tại Viện Công nghệ cao trường Đại học Nguyễn Tất Thành với đa dạng các thiết bị hàng đầu. Đặc biệt là kính hiển vi đồng tiêu chất lượng cao của Leica Microsystems

Để trở thành đối tác đáng tin cậy, DKSH Việt Nam còn liên tục phát triển hệ thống phòng thí nghiệm thiết bị khoa học với các thiết bị hàng đầu. Bên cạnh nâng cao trải nghiệm của khách hàng tại đây, DKSH còn kết hợp thực hiện hoá mục tiêu hỗ trợ giới học thuật nghiên cứu khoa học bởi các phòng thí nghiệm đều được đặt tại các trường cơ sở giáo dục như Đại học Phenika (Hà Nội) và Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh). Phòng thí nghiệm của công ty mang đến không gian hiện đại để sinh viên và nghiên cứu sinh tại đây phát huy hết khả năng và năng lực nghiên cứu khoa học. Việc phát triển mạng lưới phòng thí nghiệm hiện đại cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường thiết bị nghiên cứu khoa học, từ đó đóng góp đáng kể vào bức tranh tăng trưởng chung của toàn ngành.

Vừa qua, DKSH đã nâng cấp phòng thí nghiệm thiết bị khoa học mới tại Viện Công nghệ cao Đại học Nguyễn Tất Thành, Quận 9, TP. HCM vào ngày 14/3. Phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ thiết bị tiên tiến từ những thương hiệu hàng đầu thế giới, phù hợp đa dạng ngành công nghiệp từ dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, khoa học đời sống, nghiên cứu và học thuật, đến dịch vụ thí nghiệm hay phân tích khoáng chất. Đặc biệt, đây là phòng thí nghiệm thiết bị khoa học đầu tiên tại Việt Nam được trang bị kính hiển vi đồng tiêu (confocal) cao cấp từ Leica Microsystems.

Ông Robert Puschmann - Phó Chủ tịch, Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ, DKSH Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Ông Robert Puschmann - Phó Chủ tịch, Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ, DKSH Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Ông Robert Puschmann, Phó Chủ tịch, Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ, DKSH Singapore, Malaysia và Việt Nam, cho biết: “Phòng thí nghiệm thiết bị khoa học được nâng cấp thể hiện cam kết song hành với sự phát triển của thị trường và cộng đồng trong vai trò là nhà cung cấp giải pháp khoa học tích hợp của ngành kỹ thuật công nghệ.  Tôi tin rằng với cơ sở vật chất tại đây, DKSH có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời giúp nuôi dưỡng các thế hệ nhà khoa học tương lai thông qua giáo dục trong quan hệ hợp tác với Leica Microsystems và trường Đại học Nguyễn Tất Thành.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN