Những vụ hack, sập sàn tiền mã hóa "chấn động" làng công nghệ

Sự kiện: Tiền điện tử

Số lượng các vụ tấn công trong thị trường trong năm 2022 có chiều hướng tăng cả về số lượng lẫn quy mô, gây thiệt hại lớn tới tài sản người dùng.

Theo báo mới tổng hợp thị trường crypto năm 2022 của Coin98, tuy có nhiều số liệu chứng minh tiềm năng của thị trường crypto, song với bản chất là một ngành non trẻ, crypto đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Theo Coin98, số lượng các vụ tấn công trong thị trường trong năm 2022 có chiều hướng tăng cả về số lượng lẫn quy mô, gây thiệt hại lớn tới tài sản người dùng.

Đã có nhiều vụ hack, sập sàn liên quan tới tiền mã hóa.

Đã có nhiều vụ hack, sập sàn liên quan tới tiền mã hóa.

Chẳng hạn, vào tháng 3/2022, Axie Infinity - dự án game blockchain của Việt Nam bị hack 600 triệu USD. Sau đó, tháng 11/2022, trước phá sản, sàn giao dịch FTX thông báo bị hack 477 triệu USD.

Cùng với sự suy giảm của thị trường, một số mô hình thiếu bền vững đã sụp đổ, kéo theo hiệu ứng domino khiến hàng loạt quỹ đầu tư điêu đứng.

Ví dụ: Tháng 4/2022 mô hình hoạt động của LUNA và UST (2 đồng coin của Terra) nhận nhiều ý kiến đóng góp về sự thiếu bền vững trên Twitter. Ngày 5/5/2022, Bitcoin giảm 7% kéo theo nhiều tin tức tiêu cực khiến hiệu ứng Domino kích hoạt. Giá Luna từ đỉnh 86 USD vào ngày 4/5 rơi thẳng đứng xuống còn 0,005 USD (tính đến sáng 13/5).

Đế chế Terra của nhà sáng lập Do Kwon đã phá sản với tổng giá trị vốn hoá ở thời đỉnh điểm hơn 40 tỷ USD ngày 4/5/2022. Sự sụp đổ này của Terra đã dẫn đến hàng loạt vấn đề khác của thị trường crypto.

Hay vào tháng 3/2022, Three Arrows Capital (3AC) vẫn đang quản lý khối tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD và là một trong những quỹ đầu cơ tiền mã hóa nổi bật nhất thế giới. Sau đó 3 tháng, công ty đã phải tiến hành thủ tục phá sản do cú sốc kép từ việc thị trường tiền điện tử lao dốc và chiến lược thế chấp vay vốn tài sản rủi ro khiến công ty không thể trả nợ.

Sau đó vào tháng 7/2022, chủ nợ của 3AC là Voyager và hàng loạt công ty cho vay crypto cũng tuyên bố phá sản.

"Nguyên nhân chính của hàng loạt sự sụp đổ này là do việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá rủi ro. Không kiểm soát và đánh giá đúng tình hình thị trường và nhiều nguyên nhân khác liên quan đến yếu kém về quản lý của cá nhân", Coin98 nhận định.

Sự việc vẫn chưa dừng lại ở đó, vào tháng 10/2022, sàn giao dịch FTX lộ thông tin bảng cân đối kế toán với nhiều thông tin cho thấy việc chiếm dụng tài sản khách hàng. CZ (Co-Founder sàn giao dịch Binance) tuyên bố sẽ bán toàn bộ FTT vì sự thiếu minh bạch của FTX.

Không mấy ngạc nhiên khi người dùng đồng loạt quay lưng rút tiền ồ ạt ra khỏi sàn giao dịch FTX. Giá FTX giảm từ 26 USD về 1,3 USD vào cuối tháng 11/2022. Sam Bankman-Fried (CEO của FTX) phải thừa nhận hành động của mình và tuyên bố phá sản do không thể trả tiền lại cho khách hàng.

Hiệu ứng domino trong thị trường crypto năm 2022

- Tháng 5/2022: Terra mất peg, LUNA giảm từ 113 USD xuống dưới 0,01 USD.

- Tháng 6/2022: 3AC phá sản Tháng 7/2022: Celsius phá sản Tháng 7/2022: Voyager phá sản.

- Tháng 11/2022: FTX phá sản Tháng 11/2022: BlockFi phá sản.

- Tháng 12/2022: Thợ đào Core Scientific phá sản.

- Tháng 9/2022: Compute North phá sản.

Nguồn: [Link nguồn]

Bao nhiêu người Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa?

Tiền mã hóa (crypto) hay còn được nhiều nơi gọi là tiền điện tử, tiền ảo,... đã trở thành một loại tài sản với nhiều người Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Tiền điện tử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN