Những ứng dụng nào đang đòi hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của bạn?

Thuật toán machine-learning mới nhất của Google có thể giúp bạn xác định những ứng dụng đòi hỏi quyền truy cập dữ liệu mà chúng thậm chí không cần.

Những ứng dụng nào đang đòi hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của bạn? - 1

Google đã nói rằng: hầu hết ứng dụng Android là để trợ giúp con người trong công việc và giải trí, và chúng ta cho phép chúng truy cập vào những dữ liệu chúng cần: chẳng hạn, một ứng dụng camera cần được cấp phép sử dụng cảm biến camera của máy, hay ứng dụng Google Maps cần mọi dữ liệu từ hệ thống định vị GPS. Nhưng nếu một ứng dụng tô màu tranh bạn vừa tải về lại đòi quyền truy cập vào vị trí, danh bạ và microphone của bạn thì sao? Những ứng dụng đòi cấp các quyền truy cập mà chúng không cần được coi là ứng dụng xâm phạm và vô dụng, và chúng rất khó nhận ra khi số lượng ứng dụng trên kho Play Store là khổng lồ.

Những ứng dụng nào đang đòi hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của bạn? - 2

Để giải quyết vấn đề, Google tạo ra một thứ gọi là “functional peers” (tạm dịch: các ứng dụng tương đồng) hay một nhóm các ứng dụng có chức năng giống nhau hoặc tương tự. Công ty sau đó sẽ so sánh những ứng dụng này xem liệu có ứng dụng nào tỏ ra cá biệt không. Ví dụ, nếu một số ứng dụng nhắn tin đòi cấp tới hơn 8 quyền truy cập trong khi số còn lại yêu cầu chỉ 4, Google biết có điều gì đó không ổn. Nhưng vấn đề đặt ra là, đôi khi một số ứng dụng làm được rất nhiều thứ và chúng thực sự cần những quyền truy cập mà chúng xin cấp, vậy nên biện pháp của Google có phần hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Tất nhiên, xem xét từng ứng dụng một cách thủ công là bước kiểm tra không thể thiếu.

Những ứng dụng nào đang đòi hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của bạn? - 3

Đó là lý do tại sao người khổng lồ tìm kiếm đã phát triển một thuật toán machine-learning có thể tự động phân loại ứng dụng vào các nhóm dựa trên không chỉ chức năng tương tự mà còn trên các siêu dữ liệu như mô tả văn bản và chỉ số người dùng, giúp việc phân loại nhóm chính xác hơn và ít xảy ra lỗi hơn. Google cho biết, chương trình sẽ báo cáo về Google những tương quan giữa các nhóm ứng dụng khác nhau và báo động đội ngũ nhân viên khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường và khả nghi, từ đó giúp họ “xác định ứng dụng nào được qua và ứng dụng nào sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt hơn bởi các chuyên gia về riêng tư và bảo mật” của mình.

Với tư cách là người dùng Android, có lẽ chúng ta cũng cảm thấy phần nào yên tâm hơn khi biết Google đang ra tay đấu tranh bảo vệ người dùng khỏi những ứng dụng xấu trên Play Store.

Cách phát nhạc YouTube ở chế độ tắt màn hình trên Android

Thủ thuật cực đơn giản này sẽ giúp smartphone Android của bạn phát nhạc YouTube khi tắt màn hình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN