Những kiểu quản lý nhân viên không giống ai của các công ty công nghệ

Sự kiện: Công nghệ

Để quản lý nhân viên, một số công ty Trung Quốc đã áp dụng hình thức giám sát cực đoan, yêu cầu nhân viên chụp ảnh màn hình về tình trạng pin khi ra về để đảm bảo họ không xem video, nhắn tin trong lúc làm việc.

Theo SCMP, một công ty có trụ sở tại Vũ Hán (Trung Quốc) đã yêu cầu nhân viên chụp ảnh màn hình về tình trạng pin trước khi kết thúc công việc. Điều này cho phép công ty biết được nhân viên đã sử dụng những phần mềm nào trên điện thoại trong suốt quá trình làm việc.

Bài đăng được chia sẻ trên Weibo đã nhanh chóng vấp phải sự phản đối từ phía nhân viên, họ cho rằng công ty đang vi phạm quyền riêng tư.

Một công ty Trung Quốc đã gây ra các cuộc tranh luận về quyền riêng tư sau khi yêu cầu kiểm tra tình trạng pin của nhân viên trước khi họ ra về. Ảnh: SCMP

Một công ty Trung Quốc đã gây ra các cuộc tranh luận về quyền riêng tư sau khi yêu cầu kiểm tra tình trạng pin của nhân viên trước khi họ ra về. Ảnh: SCMP

Sau khi nhân viên đặt câu hỏi về chính sách quản lý mới, công ty nói rằng việc kiểm tra tình trạng pin chỉ nhằm “khơi dậy hiệu quả công việc và tinh thần đồng đội”. Bên cạnh đó, công ty cũng muốn hạn chế nhân viên sử dụng điện thoại để chơi game, xem video và gửi tin nhắn cá nhân tại nơi làm việc.

Chia sẻ với SCMP, một luật sư tại Quảng Châu (yêu cầu giấu tên) nói rằng mặc dù ảnh chụp tình trạng pin có thể tiết lộ hoạt động của các nhân viên, nhưng không rõ thông tin đó có vi phạm luật bảo mật và quyền riêng tư cá nhân hay không. “Ở giai đoạn này, chúng tôi không thể đánh giá đó là sự vi phạm quyền riêng tư của nhân viên,” cô nói.

Một người đại diện đường nóng chuyên tư vấn pháp lý, cho biết: “Người sử dụng lao động có quyền giám sát người lao động bằng các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình làm việc. Trong trường hợp này, khi nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp màn hình lượng pin còn lại trên điện thoại của họ là hợp lý. Nếu nó xảy ra sau giờ làm việc, đó là vi phạm quyền riêng tư của nhân viên”.

Những kiểu quản lý nhân viên không giống ai của các công ty công nghệ - 2

Yang Wenzhan, một luật sư tại Bắc Kinh nói rằng: “Nếu công ty đã thông báo cho người lao động về cuộc thử nghiệm, và được sự đồng ý của họ thì chương trình thử nghiệm là hợp pháp. Nhưng những tài liệu này bằng tiếng Anh, công ty có thể đảm bảo rằng các nhân viên nhận thức rõ ràng về nội dung trong các tài liệu không?”.

Một người viết trên Weibo: “Từ giờ trở đi, trung bình mỗi nhân viên sẽ có hai chiếc điện thoại.

Một người khác cho biết: “Công ty không đủ tiến bộ để cải tổ công việc kinh doanh khi nó hoạt động kém hiệu quả, mà thay vào đó là áp lực lên nhân viên. Ông chủ đang làm gì vậy?”

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà tuyển dụng Trung Quốc giám sát nhân viên theo kiểu không giống ai.

Năm ngoái, Hebo Technology, một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, đã theo dõi chuyển động của nhân viên thông qua phần đệm ghế trong văn phòng. Chiếc đệm này được tích hợp một bộ phận thông minh để kiểm tra các nhân viên nào thường xuyên rời khỏi bàn làm việc.

Vào năm 2019, gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đã yêu cầu nhân viên cung cấp cho công ty các thông tin về tài khoản mạng xã hội, chẳng hạn như thông tin về gia đình, bạn bè và thậm chí cả bạn học của họ.

Vào thời điểm đó, Qiang Meng, phó chủ tịch của Viện Công nghệ về Luật Dân sự Bắc Kinh, cho biết đây là “một hành vi thu thập quá nhiều thông tin cá nhân của nhân viên và có thể đã vi phạm quyền riêng tư của họ”.

AI, máy học sẽ giúp chuyển đổi số du lịch hậu COVID-19

Một nền tảng tự động hóa được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đàm thoại và máy học có thể hiểu và tối ưu hóa các cuộc trò chuyện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN