Những điều có thể bạn chưa biết về nghề streamer

Sự kiện: Thế giới game

Tuy được đánh giá là một ngành nghề thu hút dành cho giới trẻ và tạo ra nguồn thu nhập "khủng", nhưng liệu con đường trở thành một Gaming Creator (hay Streamer) có thực sự trải đầy hoa hồng và dễ dàng nhận thành quả?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng Facebook, YouTube,... hay các hình thức giải trí như eSports. Nhờ đó, các nội dung định dạng video hay livestream trở thành xu hướng mới trong mảng nội dung số.

Người xem ngoài việc có thể theo dõi trực tiếp những gì đang diễn ra, còn có thể tương tác, bình luận với các streamers hay còn gọi là creators. Người chơi game và nói về việc chơi game thì được gọi là Gaming Creator.

Gaming Creator là những người vừa chơi game vừa nói về game, giao lưu với khán giả.

Gaming Creator là những người vừa chơi game vừa nói về game, giao lưu với khán giả.

Thực trạng Gaming Creator

Sự phát triển mạnh mẽ của các Gaming Creator được hưởng lợi một phần do đại dịch. Theo eMagazine "Tổng quan Gaming Creator Việt Nam" do Appota phát hành, có đến 80% cộng đồng nhận thấy họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creator trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Trung bình, khán giả dành 2,2 giờ/ngày xem livestream từ các creator. Có tới 43% creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có nhiều thời gian rảnh rỗi. 

Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông cũng ngày một phát triển, lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam chiếm tới 77%, trong đó 61 triệu người sử dụng smartphone và có đến 90% gen Z (đối tượng chủ yếu của các creator) sử dụng mạng xã hội.

Các creator có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội phải kể đến như: Viruss (4,2 triệu follower), Hạ Mi (1,2 triệu follower), Pewpew (4,1 triệu follower), Nam Blue (3 triệu follower)... Họ cũng liên tiếp phá các kỷ lục cá nhân của mình về lượt theo dõi, lượt tương tác và lượt người dùng theo dõi trong cùng một thời điểm. Nam Blue từng đạt mức kỷ lục 137.000 người xem cùng lúc trên Facebook Gaming.

Những khó khăn của nghề gaming streamer

Định kiến xã hội

Tuy đã được phổ biến nhưng nghề Gaming Creators mới chỉ thực sự được nhìn nhận đúng đắn trong giới trẻ và những người làm việc trong ngành Gaming và eSports. Một phần do những định kiến chung của xã hội về ngành game nói chung vẫn chưa hoàn toàn tích cực.

Sự cạnh tranh

Bên cạnh đó, khi ngày càng có nhiều creator thì sự cạnh tranh tăng lên, để tồn tại được trong nghề không hề dễ. Nếu có thể dùng số lượng follower làm thước đo thì chỉ có vỏn vẹn 11% số lượng creator tại Việt Nam có trên 1 triệu follower/nền tảng (theo khảo sát của Appota), và họ cũng sẽ là nhóm creators nhận được phần lớn doanh thu ngành cũng như được săn đón bởi các đơn vị tài trợ.

Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư cũng là một thách thức lớn khi một creator phải bỏ ít nhất 30 - 40 triệu đồng để đầu tư tiền thiết bị, các chi phí sẽ còn phát sinh thêm ở các khoản đầu tư hình ảnh, quảng cáo và marketing cá nhân… Tuỳ thuộc vào lượng follow hiện có mà creators có thể đầu tư từ 500.000+ đồng đến vài triệu đồng cho mỗi phiên livestream để tiếp cận tập người dùng phù hợp hoặc tập người dùng đang chơi các trò chơi mà creator sẽ live.

Chưa có quy chuẩn

Cuối cùng, vì là một nghề mới phát triển nên tại Việt Nam chưa thực sự có những quy chuẩn về đào tạo và dạy nghề mà các studio, streaming agency phát triển các creators của mình bằng cách vừa làm vừa học. Theo eMagazine “Tổng quan Gaming Creator Việt Nam”, để một creator hiện đạt được sự thành công thì yếu tố khác biệt trong phong cách stream của mỗi người và sự sáng tạo trong nội dung đang là yếu tố được đặt nặng hơn cả.

Nữ streamer bị cảnh sát ập vào còng tay: Nguyên nhân và cái kết bất ngờ!

Khi phiên livestream vừa kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, nhà của nữ streamer này bất ngờ bị cảnh sát đột kích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Thế giới game Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN