Những clip thú vị về chiến dịch #thinkb4youdo đang gây "sốt" trên TikTok
Chiến dịch #thinkb4youdo có mục tiêu kêu gọi mọi người chung tay xây dựng cộng đồng mạng thân thiện và an toàn.
Không gian mạng là nơi sinh hoạt của 4,3 tỉ người trên thế giới nói chung và hơn 68 triệu người dùng nói riêng tại Việt Nam. Ở đó, bên cạnh nội dung mang tính giáo dục, giải trí, vẫn còn tồn tại nhiều nội dung thiếu lành mạnh như tin giả, nội dung độc hại, xuyên tạc,... Không ít bài đăng thiếu chính xác, gây hoang mang cho dư luận lại do chính người dùng chia sẻ.
Do đó, chiến dịch #thinkb4youdo đã được mạng xã hội TikTok thực hiện, với mục tiêu kêu gọi mọi người chung tay xây dựng cộng đồng mạng thân thiện và an toàn. Chiến dịch đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt có nhiều thông điệp tích cực được lan toả bởi những người nổi tiếng như ca sĩ Đức Phúc, Hồ Quang Hiếu, Trọng Hiếu Idol, Vũ Duy Khánh, nhạc sĩ Châu Đăng Khoa,...
Các mạng xã hội đang kêu gọi người dùng suy nghĩ trước khi có hành động tiêu cực trên mạng xã hội.
Được chính thức phát động từ ngày 22/7/2020, đến nay hashtag #thinkb4youdo đã thu hút được khoảng 123 triệu lượt xem tại Việt Nam và đang tiếp tục tăng. Chiến dịch #thinkb4youdo của TikTok là một lời kêu gọi người dùng hãy dành thời gian suy nghĩ và cân nhắc thấu đáo trước khi đăng tải nội dung hoặc thực hiện những hành động nguy hiểm ở trên mạng.
Chia sẻ về chiến dịch, Đức Phúc cho biết: "Đức Phúc vô cùng đồng cảm khi biết đến chiến dịch #thinkb4youdo. Là một người nghệ sĩ nên chắc chắn những vấn đề liên quan đến riêng tư cá nhân không thể nào tránh khỏi được. Qua #thinkb4youdo, Phúc muốn đề cao tinh thần tích cực và suy nghĩ trước khi thực hiện những hành động ảnh hưởng đến sự riêng tư của người khác”.
Đối với nhạc sĩ Châu Đăng Khoa, anh tham gia #thinkb4youdo với lời kêu gọi cộng đồng mạng khi “thấy nội dung phản cảm, phải nhấn báo cáo ngay”. Nội dung không phù hợp sẽ không thể tồn tại nếu tất cả mọi người cùng chung tay đẩy lùi. Chỉ một hành động nhỏ là nhấn báo cáo những nội dung sai phạm, mỗi người dùng có thể góp phần cùng các cơ quan kiểm duyệt xây dựng một cộng đồng mạng văn minh, lịch sự hơn.
Để thu hút được nhiều lượt xem và tương tác, nhiều người dùng đã chọn cách quay các video mạo hiểm như nhảy từ trên cao xuống, hay thực hiện các động tác nguy hiểm,... Trọng Hiếu Idol đã kêu gọi mọi người hãy suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi hành động với lời chia sẻ gần gũi, hóm hỉnh: “Hiếu thích nhảy dã man nhưng Hiếu không muốn đặt mình vào tình thế nguy hiểm. Hãy như Hiếu!”.
Trong khi đó, video với hơn 400.000 lượt xem, ca sĩ Vũ Duy Khánh đã đề cập đến sự nguy hiểm của những lời nói trong phút thiếu suy nghĩ trên mạng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc ở ngoài đời.
Còn nam ca sĩ Hồ Quang Hiếu góp phần lan toả chiến dịch với một chủ đề nhức nhối không kém: Mạo danh trên mạng xã hội. Rất nhiều người mạo danh người khác trên mạng xã hội, đặc biệt là tạo tài khoản giả của những người nổi tiếng để lừa đảo. Với #thinkb4youdo, Hồ Quang Hiếu đã nhắc nhở “đừng mạo danh người khác trên mạng xã hội” một cách hóm hỉnh và đầy sáng tạo thông qua hình ảnh những chiếc mặt nạ. Video này của anh hiện có gần 300.000 lượt xem trên TikTok.
Video ủng hộ chiến dịch #thinkb4youdo của những người nổi tiếng.
Bên cạnh sự hưởng ứng của những người nổi tiếng, TikTok khuyến khích người dùng tham gia chiến dịch #thinkb4youdo để mang lại một môi trường mạng lành mạnh chỉ với ba bước đơn giản:
- Quay video với hashtag #thinkb4youdo và nhảy theo các động tác vũ đạo của chương trình.
- Đăng tải video cùng với hashtag #thinkb4youdo và đặt ở chế độ công khai.
- Chia sẻ video trên các nền tảng xã hội khác và mời bạn bè cùng tham gia.
Như một lời nhắc nhở hãy suy nghĩ trước khi đăng tải nội dung lên mạng sẽ góp phần mang đến một không gian mạng tốt đẹp hơn, #thinkb4youdo không chỉ là hashtag của một chiến dịch mà trở thành triết lý của cả một cộng đồng mạng văn minh. Đây chính là nền tảng quan trọng để tiến tới một môi trường mạng mang đến nhiều giá trị tích cực cho người dùng.
Còn đó một số người dùng đang đăng tải những nội dung có khả năng gây nguy hiểm, không phù hợp với cộng đồng trên...
Nguồn: [Link nguồn]