Nhờ đâu mà công nghệ của Israel vượt xa thế giới?
Israel được thế giới công nhận là “Quốc gia khởi nghiệp”, và đó được xem là nền tảng giúp quốc gia này sở hữu nhiều công nghệ vượt trội.
Theo báo cáo, hơn 6.000 công ty công nghệ cao đã bắt đầu hoạt động ở Israel và nhiều công ty khác vẫn chưa xuất hiện. Một số công nghệ điện thoại di động như GPS, tin nhắn nhanh, thư thoại, máy quay video có thể đọc được, phần mềm chống virus,… đã được phát minh thông qua các công ty khởi nghiệp ở Israel.
Nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới bắt nguồn từ Israel.
Israel có số lượng công ty khởi nghiệp bình quân đầu người cao nhất thế giới. Cứ 1.400 người thì có khoảng một công ty khởi nghiệp. Điều đó có nghĩa là cứ 1.400 người thì có một người là chủ sở hữu của một công ty. Israel tổ chức một số sáng kiến và chương trình để giúp các doanh nhân có được nguồn tài trợ và vốn khởi nghiệp, từ đó có thể nhận được nguồn tài trợ tối đa.
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Israel. Tỷ lệ máy tính gia đình bình quân đầu người ở đây cũng cao nhất thế giới. Israel chi khoảng 5% tổng GDP cho công nghệ. Vào năm 2019, đây được coi là quốc gia đổi mới thứ năm trên thế giới trong Chỉ số đổi mới Bloomberg.
Đầu tư mạnh vào khởi nghiệp công nghệ đã mang lại lợi thế to lớn cho Israel.
Trong trật tự kinh tế thế giới ngày càng được thúc đẩy bởi công nghệ, Israel nằm trong số những cường quốc hàng đầu thế giới mặc dù có dân số và nền kinh tế nhỏ. Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) đo lường năng lực công nghệ thông qua các yếu tố đầu vào như chi tiêu cho trường học, chất lượng của các tổ chức chính phủ và cường độ cạnh tranh thị trường, các kết quả đầu ra như bằng sáng chế nộp đơn, R&D, chi tiêu so với GDP và xuất khẩu công nghệ cho thấy có những hạng mục Israel đạt điểm cao nhất thế giới.
Nhìn chung, Israel đứng thứ 11 về chỉ số GII năm 2018, nhưng từ quan điểm quyền lực, kết quả đầu ra mới là quan trọng. Quốc gia này đứng thứ ba trên thế giới về khả năng R&D, đứng đầu về tỷ lệ nhà nghiên cứu trong các doanh nghiệp kinh doanh, đứng đầu về tỷ lệ chi tiêu R&D trên GDP, đứng ba về sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, đứng bảy về bằng sáng chế bình quân đầu người,… Tất cả những con số này chứng tỏ mức độ đổi mới đáng chú ý.
Nhưng quốc gia này vẫn cần những doanh nghiệp công nghệ lớn để biến các ý tưởng thành hiện thực.
Một nhược điểm ở Israel là kém phát triển hơn ở mức độ biến thành quả của sự đổi mới thành các doanh nghiệp lớn bền vững, nhưng điều đó có nghĩa là sự đổi mới của Israel luôn sẵn sàng cho thế giới khai thác. Kết quả là, Israel có các trung tâm R&D cho hơn 400 công ty đa quốc gia công nghệ cao như Intel, Microsoft, Apple, IBM, Facebook, Google, HP, Cisco Systems và Motorola. Từ đó, xuất khẩu công nghệ đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Israel. Quốc gia này cung cấp phần cứng và phần mềm máy tính cho thế giới. Ở đó còn có trung tâm công nghệ cao “Thung lũng Silicon”.
Sự kết hợp giữa khả năng đổi mới và hạn chế đã giúp Israel không chỉ trở thành một cường quốc công nghệ mà còn là một cường quốc kinh tế đang lên mong muốn hợp tác kinh doanh. Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa Israel với hầu hết các quốc gia dẫn đầu về công nghệ toàn cầu ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á - vốn không chỉ tìm cách trở thành người dẫn đầu về đổi mới mà còn xây dựng và duy trì các ngành công nghiệp sử dụng đổi mới đó.
Nguồn: [Link nguồn]
Shark Nguyễn Hòa Bình là một cái tên gây nhiều chú ý trong "bể cá mập" những mùa Shark Tank đã qua.