Nhật Bản tìm thấy “một phần Trái Đất” trên thế giới ngoài hành tinh cổ đại

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các mẫu từ "Cung Điện Rồng" - tiểu hành tinh cổ đại mà tàu Hayabusa 2 của Nhật Bản đã tiếp cận - đã làm sáng tỏ thêm lịch sử của Trái Đất và của cả hệ Mặt Trời.

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học từ Viện Vật lý địa cầu Paris đã xác định các dấu hiệu đồng vị mới từ mẫu của tiểu hành tinh Ryugu - được đặt theo tên Cung Điện Rồng trong thần thoại Nhật Bản.

Hayabusa 2 và cú hạ cánh lịch sử xuống "Cung Điện Rồng" - Ảnh: JAXA

Hayabusa 2 và cú hạ cánh lịch sử xuống "Cung Điện Rồng" - Ảnh: JAXA

Các đồng vị này tiết lộ thành phần của Ryugu gần với nhóm thiên thạch carbonaceous chondrites giống Ivuna (CI); đồng thời vật chất của tiểu hành tinh này tương tự vật chất từ vùng ngoài của hệ Mặt Trời (khu vực từ Sao Mộc trở ra), vốn chiếm 5-6% khối lượng Trái Đất.

Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy, đã tiến thêm một bước lớn trong việc làm sáng tỏ những cái gì giúp cấu hành Trái Đất và các vật thể khác trong hệ Mặt Trời.

Loại đá không gian CI và Ryugu thuộc về là những tiểu hành tinh và thiên thạch nguyên thủy nhất còn tồn tại, được cho là có thành phần tương ứng với hệ Mặt Trời sơ khai nhất. Các nghiên cứu trước đây chưa khẳng định được Ryugu là CI, vì các khúc mắc liên quan đến một số đồng vị.

Đây là một vấn đề khá khó khăn bởi hầu hết các thiên thạch khi đáp xuống Trái Đất - bao gồm các nguyên mẫu của CI - đều có thể bị ô nhiễm chút ít trên hành trình.

Nhưng nghiên cứu vừa công bố hôm 12-12 này chứng minh tỉ lệ 2 đồng vị quan trọng là đồng và kẽm trong Ryugu khớp hoàn toàn với CI và khác hẳn với các loại đá không gian khác.

Như vậy, thành phần đồng vị kẽm của nó có thể được sử dụng để nghiên cứu sự bồi tụ của các nguyên tố dễ bay hơi vừa phải trên Trái Đất, bởi chắc chắn vật liệu cấu thành nó cũng là một phần cơ thể của hành tinh chúng ta.

Nghiên cứu này cũng xác định 5% Trái Đất được tạo thành bởi chính những thứ xây nên "Cung Điện Rồng".

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Nhật Bản đã tiếp cận thành công Ryugu vào tháng 6-2018 và đã lấy về Trái Đất thành công mẫu từ tiểu hành tinh cổ đại này, vốn chứa đựng những thành phần nguyên sơ nhất của hệ Mặt Trời.

Mẫu Ryugu được chia nhỏ cho nhiều nhóm khoa học gia trên khắp thế giới cùng nghiên cứu với mục tiêu chung là vén màn bí ẩn về nguồn gốc và sự hình thành của thế giới chúng ta đang thuộc về. Nghiên cứu mới này một lần nữa chứng minh thứ mà người Nhật đem về từ "Cung Điện Rồng" là báu vật vô giá của giới thiên văn.

NASA lần đầu chụp được 4 vật thể xuyên không 13,4 tỉ năm, cổ nhất vũ trụ

Siêu kính viễn vọng James Webb vừa lập một kỷ lục mới khi vươn tới nơi vũ trụ mới chỉ bằng 2% tuổi của hiện tại và chụp được những thiên hà cổ xưa nhất từng được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN