Người Việt sốt sắng lo lắng bảo mật mạng, đổ xô tìm kiếm "OTP, mã độc là gì?"

Người dùng Internet Việt Nam đã tìm kiếm chủ đề OTP nhiều nhất trong 15 năm qua, theo báo cáo của Google.

Nhân ngày An toàn mạng thế giới 7/2, Google vừa công bố xu hướng tìm kiếm của người dùng Việt về chủ đề an toàn trên không gian mạng trong năm 2022 và giới thiệu các công cụ do Google phát triển giúp người dùng an toàn hơn trên Internet.

Theo Google, Internet ngày càng phát triển mở ra cho mọi người nhiều cánh cửa cơ hội kết nối, học tập và làm việc nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối đe dọa, đặc biệt liên quan đến những hành vi xâm nhập tài khoản hoặc lừa đảo tinh vi. Vì thế, trong kế hoạch cho năm mới, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới xã hội trên Internet, người dùng nên quan tâm hơn đến các cách thức và công cụ bảo mật tài khoản cá nhân để phòng tránh các rủi ro luôn tiềm tàng trên không gian mạng.

Mức độ tìm kiếm về chủ đề bảo mật tăng đáng kể tại Việt Nam

Trong năm 2022, Google ghi nhận người dùng Việt chủ động tìm kiếm nhiều hơn về chủ đề bảo mật tài khoản trên Internet. Bên cạnh là một trong năm nước tìm kiếm nhiều nhất về chủ đề “Mật khẩu sử dụng một lần” (One-time Password, viết tắt: OTP), Việt Nam cũng ghi nhận mức độ tìm kiếm chạm mức cao nhất về chủ đề này 15 năm qua.

Năm 2022, Việt Nam ghi nhận mức độ tìm kiếm chạm mức cao nhất về chủ đề OTP trong 15 năm qua.

Năm 2022, Việt Nam ghi nhận mức độ tìm kiếm chạm mức cao nhất về chủ đề OTP trong 15 năm qua.

So với năm 2021, người dùng Internet Việt tìm kiếm nhiều về các chủ đề liên quan đến an ninh mạng, như “Trình tạo mật khẩu ngẫu nhiên” tăng 90%, “Độ mạnh mật khẩu” hay “Gian lận quảng cáo” đều tăng 70%, và “Quản lý mật khẩu” tăng 50%. Người Việt cũng thể hiện sự quan tâm đáng kể đến mã độc, phần mềm độc hại và virus thông qua những câu hỏi như “Thế nào là mã độc?”, “Bản chất của worm sâu máy tính là gì?”, “Bản chất của virus là gì?”,...

Mức độ tìm kiếm về chủ đề “Trình tạo mật khẩu ngẫu nhiên” tăng 90%.

Mức độ tìm kiếm về chủ đề “Trình tạo mật khẩu ngẫu nhiên” tăng 90%.

Các câu hỏi thịnh hành về chủ đề bảo mật tại Việt Nam năm 2022.

Các câu hỏi thịnh hành về chủ đề bảo mật tại Việt Nam năm 2022.

Bên cạnh việc tìm kiếm nhiều hơn về các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến chủ đề bảo mật, người dùng còn chủ động tìm kiếm những giải pháp bảo vệ tài khoản cá nhân của mình và mạng lưới doanh nghiệp. Cụ thể, các cụm tìm kiếm về chương trình chống virus, luật an ninh mạng như “hosting chống ddos”, “business antivirus”, “tìm hiểu luật an ninh mạng”,... ghi nhận số lượt tìm kiếm vượt trội.

Xu hướng tìm kiếm nổi bật về chủ đề an ninh mạng tại Việt Nam năm 2022.

Xu hướng tìm kiếm nổi bật về chủ đề an ninh mạng tại Việt Nam năm 2022.

Cách giúp an toàn hơn trên mạng Internet

Trình quản lý mật khẩu

Với sự gia tăng đáng kể của nhiều cuộc tấn công và lừa đảo trên không gian mạng, việc bảo mật cho tài khoản cá nhân nên là một gạch đầu dòng cần chú ý trong kế hoạch năm mới. Từ đó, có thể hình thành nên thói quen tốt trong việc bảo vệ tài khoản và thông tin cá nhân, phòng tránh những trường hợp xâm nhập khó lường. Cụ thể, trình quản lý mật khẩu (Password Manager) và Xác minh 2 bước (2-Step Verification) sẽ là các phương thức bảo mật hiệu quả, hỗ trợ người dùng an toàn hơn trên không gian mạng.

Với vô số tài khoản trực tuyến đã thiết lập qua nhiều năm, mật khẩu sẽ là lớp bảo vệ đầu tiên. Trình quản lý mật khẩu (Password Manager) không chỉ hỗ trợ tạo lập và ghi nhớ những mật khẩu mạnh cũng như duy nhất cho từng tài khoản mà còn gửi cảnh báo đến bạn khi có những hành vi vi phạm tiềm ẩn nào khác. Trình quản lý mật khẩu Google được tích hợp trong trình duyệt Chrome và tất cả các ứng dụng Android, đồng thời liên tục kiểm tra 1 tỷ mật khẩu mỗi ngày nhằm phát hiện trường hợp vi phạm. Các chuyên gia bảo mật cũng khuyến khích người dùng sử dụng trình quản lý mật khẩu khi nó giúp tránh khỏi những bẫy trực tuyến tiềm tàng.

Xác minh 2 bước

Xác minh 2 bước là phương thức gia tăng thêm một lớp bảo mật bên cạnh mật khẩu (password). Mỗi khi đăng nhập vào tài khoản, người dùng cần nhập mật khẩu (bước 1) và mã ngẫu nhiên (bước 2) cài đặt qua tin nhắn SMS hoặc ứng dụng Google Authenticator.

Theo đó, trường hợp vô tình lộ mật khẩu thì kẻ gian cũng không thể đăng nhập trái phép vào tài khoản do thiếu mã ngẫu nhiên là lớp bảo vệ thứ hai. Trong năm 2021, Google đã kích hoạt thành công phương thức này cho hơn 150 triệu người, và họ cũng đã yêu cầu hơn 2 triệu nhà sáng tạo nội dung YouTube thực hiện thao tác này. Nhờ đó, số tài khoản bị xâm nhập giữa những người dùng giảm 50%.

AI và máy học

Ngoài ra, Google còn cài đặt bảo mật theo mặc định và đầu tư phát triển những tính năng bảo mật tích hợp qua việc sử dụng máy học và công nghệ AI, giúp tự động bảo vệ người dùng khỏi những nguy hiểm tiềm tàng. Trên quy mô toàn cầu, Google bảo vệ người dùng Gmail khỏi gần 15 triệu thư spam, chặn 99,9% email đáng ngờ hoặc nguy hiểm trước khi chúng tìm đến họ. Hơn nữa, Gmail cũng tự động chặn hơn 100 triệu hành vi lừa đảo mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN