Người dùng nên biết mẹo này để tránh bị mất tài khoản Zalo
Để tránh bị mất tài khoản Zalo, người dùng nên thường xuyên kiểm tra các tùy chọn bảo mật trong phần cài đặt ứng dụng.
Mới đây, Zalo đã bổ sung tùy chọn Kiểm tra bảo mật, hỗ trợ người dùng kiểm tra và kích hoạt nhanh các tính năng cần thiết để tránh bị mất tài khoản.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, Zalo là nền tảng nhắn tin có lượng người sử dụng lớn nhất tại Việt Nam (hơn 70 triệu người dùng), hỗ trợ gửi hơn 620 tỉ tin nhắn, 52 tỉ phút gọi video và 14 tỉ thông báo khẩn trong thời gian chống dịch.
Đầu tiên, bạn hãy cập nhật ứng dụng Zalo trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua App Store hoặc Google Play.
Khi hoàn tất, bạn hãy mở ứng dụng Zalo và chuyển sang mục Cá nhân, sau đó chọn Tài khoản và bảo mật - Kiểm tra bảo mật.
Thường xuyên kiểm tra bảo mật tài khoản để tránh bị mất Zalo. Ảnh: MINH HOÀNG
Trong cửa sổ mới hiện ra, Zalo sẽ tự động đánh giá tình trạng bảo mật của tài khoản (cao, trung bình hoặc thấp). Bên dưới sẽ là những vấn đề mà bạn cần thay đổi để bảo mật tài khoản Zalo tốt hơn, đơn cử như mật khẩu yếu, chưa bật bảo mật 2 lớp, chưa xác thực tài khoản…
Để hạn chế bị mất tài khoản Zalo, người dùng nên kích hoạt tất cả các tính năng bảo mật còn thiếu theo hướng dẫn trên màn hình. Ví dụ như để xác thực tài khoản Zalo, bạn cần chụp lại hình ảnh 2 mặt của CCCD hoặc các giấy tờ tùy thân tương ứng.
Kích hoạt các tính năng bảo mật còn thiếu trên Zalo. Ảnh: MINH HOÀNG
Trước đó không lâu, Zalo cũng đã bổ sung tính năng mã hóa đầu cuối (E2EE), giúp hạn chế rò rỉ tin nhắn riêng tư. E2EE hiện đang được áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sẽ sớm có sẵn cho các nhóm dưới 10 thành viên. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này trên ứng dụng di động, Zalo PC hay phiên bản web.
Đơn cử người gửi A soạn tin nhắn có nội dung “Thứ 6, họp cơ quan”, thông qua giao thức E2EE, ngay trên máy của người này dữ liệu được mã hóa thành những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên và không mang ý nghĩa, ví dụ “axP/Hn8hkhs-u10smIytTT=QQ”.
Sau đó, mã hóa được giữ nguyên suốt quá trình vận chuyển, cho đến khi người nhận B mở tin nhắn, nội dung mới được giải mã trên máy của người nhận B.
Dù "Tìm quanh đây" đã không còn trên menu của Zalo, nhưng người dùng Zalo vẫn có thể sử dụng tính năng tương tự như vậy.
Nguồn: [Link nguồn]