Nghịch lý Tự do cá nhân: Vì sao mọi người vẫn dùng Facebook dù biết dữ liệu bị xâm phạm?

Bất chấp những bê bối liên quan tới thông tin người dùng, Facebook vẫn thu được lợi nhuận khổng lồ từ người dùng.

Nghịch lý Tự do cá nhân (privacy paradox) đang bao trùm lên thế giới mạng lưới kết nối con người, vốn mang cơ chế thương mại chủ chốt dựa trên việc đào xới và tận dụng thông tin cá nhân người dùng. Mỗi khi được hỏi bởi những nhà nghiên cứu hay thu thập ý kiến về tự do cá nhân, hầu hết mọi người đều trả lời chắc chắn có coi trọng yếu tố này. Vậy mà họ vẫn tiếp tục cống hiến cho những dịch vụ công nghệ đang bào mòn sự riêng tư của mình, đây chính là nghịch lý.

Ví dụ nổi bật là Facebook. 2018 là một năm tồi tệ cho mạng xã hội này liên quan tới bê bối thông tin cá nhân. Thế nhưng xét về mặt kinh tế, đó lại là một năm thắng lớn của Facebook: số lượng người dùng hàng ngày tăng, doanh thu bình quân đầu người tăng 19% so với năm 2017, và doanh thu của quý IV cao hơn 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Không ít người đã biết sự thật về việc Facebook đang làm với dữ liệu của họ, nhưng hành vi tiêu dùng của họ cũng chẳng thay đổi gì nhiều.

Nghịch lý Tự do cá nhân: Vì sao mọi người vẫn dùng Facebook dù biết dữ liệu bị xâm phạm? - 1

(Nguồn: Internet)

Một thời gian dài, nghịch lý Tự do cá nhân được cho là tồn tại bởi đa số người dùng Facebook không thực sự hiểu được cách thức thông tin cá nhân của mình bị chiếm đoạt và sử dụng ra sao. Thậm chí, ở những quốc gia đang hay kém phát triển, Facebook gần như là mạng lưới kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài. Vậy còn những quốc gia phương Tây, không phải cả hai trường hợp trên thì nguyên do là gì?

Trong thời gian qua, các nhà báo của tờ New York Times đã tiến hành một thí nghiệm thú vị để kiểm nghiệm liệu người dùng Internet có thực sự hiểu tính toàn diện và kết tụ của các kỹ nghệ thu thập dữ liệu tạo nên chủ nghĩa tư bản giám sát hay không. Họ đã nhắm tới 16 nhóm riêng biệt, như người ủng hộ Đảng Dân chủ (Mỹ) hay người muốn giảm cân, và định hướng quảng cáo tới các nhóm người dùng này. Nhưng thay vì quảng cáo xe oto hay thuốc giảm cân, họ được xem những quảng cáo để lộ thông tin vô hình, ví dụ: "Quảng cáo này nghĩ rằng bạn đang cố gắng giảm cân mà vẫn yêu thích món bánh ngọt. Bạn đang bị theo dõi. Bạn có thoải mái với điều này không?" hoặc "Quảng cáo này nghĩ bạn là phụ nữ, ủng hộ Đảng Dân chủ và sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống hiện tại". Mỗi đoạn quảng cáo được diễn giải để chỉ ra nguồn suy diễn của chúng.

Mấu chốt của thí nghiệm là để nảy sinh trong đầu người đọc câu hỏi: "Làm sao họ biết?". Mục tiêu hướng tới là thể hiện được nghịch lý Tự do cá nhân thông qua lý thuyết bất đồng nhận thức - một trạng thái tâm lý khi con người có hai hay nhiều ý niệm, niềm tin hoặc giá trị trái ngược - trong những người xem quảng cáo. Mánh lới này khá tài tình, nhưng tờ New York Times vẫn chưa đưa ra báo cáo tổng hợp kết quả của thí nghiệm để xem nó có hiệu quả không.

Đây mới chỉ là bước đầu, và chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để giải thích được hiện tượng nghịch lý này, cũng như phương thức đối phó với quảng cáo định hướng. Hiện tại, ý kiến thuyết phục nhất là người dùng mạng xã hội cân nhắc giữa việc mất đi tự do cá nhân và lợi ích sử dụng dịch vụ, và quyết định chọn bên nào có lợi hơn. Dường như các nhân tố nhân khẩu học hay giới tính chỉ đóng vai trò thứ yếu, quyết định hành vi tự do cá nhân của người dùng.

Blockchain không an toàn như bạn nghĩ, đầy rẫy gian lận và rửa tiền

Cho dù ban đầu blockchain được coi là công nghệ an toàn, nhưng hiện nay đã có nhiều mối đe dọa và rủi ro an ninh mạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A.M/TheGuardian ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN