Nghi vấn mảnh hành tinh ngoài hành tinh còn “ẩn nấp” bên trong lõi Trái Đất
Những gì còn sót lại của một hành tinh bên ngoài Trái Đất được cho là vẫn còn sót lại sau vụ va chạm khủng khiếp.
Theo BGR, các nhà khoa học từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng Trái Đất đã va chạm với một hành tinh có tên Theia cách đây 4,5 tỷ năm, từ đó tạo ra Mặt Trăng mà nhân loại vẫn thấy mỗi ngày. Các giả thuyết trước đây cho rằng Theia đã tan vỡ hoàn toàn trong vụ va chạm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy hành tinh này vẫn còn tồn tại bên trong lõi của Trái Đất.
Nhiều mảnh vỡ của hành tinh Theia vẫn nằm bên trong lòng Trái Đất.
Bởi vì hành tinh đó đã bị phá hủy hoàn toàn trong vụ va chạm nên việc chứng minh rằng Theia thực sự tồn tại là một thách thức lớn. Tuy nhiên, nếu thực sự có những mảnh của Theia còn ẩn trong lõi Trái Đất, các nhà khoa học có thể chứng minh nguồn gốc của Mặt Trăng và thậm chí làm sáng tỏ những hoạt động bên trong hành tinh của chúng ta.
Khám phá này được thực hiện nhờ một mô phỏng siêu máy tính mới, đã cung cấp bằng chứng cho thấy các phần của Theia có thể vẫn tồn tại ở ranh giới giữa bề mặt, lớp phủ và lõi của Trái Đất.
Mô phỏng vụ va chạm giữa Theia và Trái Đất, sau đó Mặt Trăng được hình thành.
Tất nhiên, việc tiếp cận những tàn tích còn sót lại có của thế giới ngoài hành tinh này là một thách thức rất lớn. Ngoài việc chứng minh lý thuyết lâu đời về nguồn gốc của Mặt Trăng, thông tin mới này còn có khả năng mang đến những kiến thức mới về một khu vực bí ẩn nằm bên trong Trái Đất được gọi là ranh giới của lõi - lớp phủ.
Nằm trực tiếp giữa giới hạn của lớp phủ và lõi, ranh giới lõi - lớp phủ cho thấy nhiệt độ bên trong hành tinh tăng vọt. Hơn nữa, các nhà khoa học đã quan sát thấy sóng địa chấn bị chậm lại mà không rõ lý do khi đi qua khu vực này của Trái Đất. Điều này khiến nhiều người tin rằng có thể có thứ gì đó bao quanh lõi.
Lớp không giải thích được này có thể là ngôi nhà của những phần còn lại của Theia, giúp giữ ấm cho trái tim của Trái Đất. Các lý thuyết khác tin rằng ranh giới này có thể được tạo thành từ các đáy đại dương cổ đại, nhưng vẫn có một số khía cạnh không phù hợp khi giải thích bằng lý thuyết này. Ví dụ, một số dung nham được tìm thấy trên bề mặt được cho là khoảng 4,5 tỷ năm tuổi.
Điều đó có nghĩa là dung nham đã di chuyển từ ranh giới lõi - lớp phủ cùng thời điểm với vụ va chạm. Như vậy, điều đó khiến khu vực này quá lâu năm để có thể là một đáy đại dương. Mô phỏng trọng tâm của nghiên cứu này đã theo dõi hơn 100 triệu hạt ảo để cố gắng xác định xem chúng đã đi đâu khi Theia đâm vào Trái Đất. Theo thời gian, các khối này dường như lắng đọng trong ranh giới giữa phần lõi và lớp phủ của hành tinh. Mặc dù mô phỏng có đúng thực tế hay không lại là một vấn đề khác. Nhưng nó đặt ra một số câu hỏi rất thú vị để các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu.
Một hiện tượng mà giới khoa học cho rằng “chỉ Trái Đất mới có“ có thể đã xuất hiện rầm rộ trên một hành tinh “địa ngục“.
Nguồn: [Link nguồn]