Nghệ sĩ vi phạm pháp luật: Đề xuất hạn chế phát sóng, đưa tin biểu diễn tới vĩnh viễn

Thời gian hạn chế theo đề xuất cụ thể là 3, 6, 12 tháng hoặc vĩnh viễn tùy theo mức độ tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến xã hội.

Theo tài liệu phục vụ hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2023 của Bộ Thông tin và Truyền Thông (TT&TT), Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, thuộc Bộ TT&TT) đã có phần chia sẻ về kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc về cấm sóng, cấm mạng, cấm diễn đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật. Từ đó, Cục này đề xuất hướng áp dụng tại Việt Nam.

Theo Cục PTTH&TTĐT, tại Việt Nam chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu nên nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm pháp luật, hành xử trái đạo đức, thuần phong mỹ tục tràn lan trong hoạt động biểu diễn, phát ngôn, quảng cáo. Ví dụ: Sơn Tùng MT-P phát hành MV cổ xúy tự tử, ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ (đã bị phạt 70 triệu đồng); nhiều nghệ sĩ như Hòa Minzy, Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân, Cát Phượng bị phạt vì "vạ miệng" về COVID-19.

Sơn Tùng M-TP từng phát hành MV có nội dung tiêu cục.

Sơn Tùng M-TP từng phát hành MV có nội dung tiêu cục.

Ngoài ra, KOLs quảng cáo tiền ảo, bói toán mê tín, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thổi phồng công dụng,… cũng bị phạt đến 80 triệu đồng.

Trên thực tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã ban hành quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, nhưng không hiệu quả vì không có chế tài xử lý.

Do đó, Cục PTTH&TTĐT đề xuất nhiều giải pháp:

- Trước mắt, do chưa có quy định pháp luật nên sử dụng phương thức “khuyến nghị” hạn chế phát sóng, đưa tin, biểu diễn đối với đối tượng vi phạm. Trong đó, Ban Tuyên giáo, Bộ TT&T& định hướng, chỉ đạo cơ quan báo chí, các đài phát thanh, truyền hình phối hợp thực hiện nghiêm; Bộ VH, TT&DL chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ này và địa phương cân nhắc hạn chế cấp phép, cấp văn bản chấp thuận các hoạt động nghệ thuật của người vi phạm.

- Xây dựng Bộ Tiêu chí nhận diện hành vi vi phạm của nghệ sĩ và người nổi tiếng (dựa trên những hành vi được nêu ra trong quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật).

- Thành lập hội đồng tư vấn để đánh giá, kết luận về các trường hợp vi phạm dựa trên bộ tiêu chí, đề xuất áp dụng chế tài hạn chế phát sóng, đưa tin, biểu diễn lên cơ quan chức năng (Ban Tuyên Giáo, Bộ VH, TT&DL, Bộ TT&TT).

- Cục PTTH&TTĐT cũng đề xuất thời gian hạn chế là 3, 6, 12 tháng hoặc vĩnh viễn tùy theo mức độ tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến xã hội.

- Các đơn vị chức năng thuộc Bộ TT&TT và Bộ VH, TT&DL tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện theo lĩnh vực quản lý nhà nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc ”phong sát”, Hàn Quốc cấm sóng nghệ sĩ, streamer ra sao?

Các biện pháp xử lý đều có tác dụng răn đe cao, đặc biệt áp dụng với các sao hạng A nổi tiếng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN