Ngành công nghệ thay đổi "đột biến" tác động ra sao tới thị trường lao động?

Sự kiện: Công nghệ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thay đổi thị trường lao động giữa con người và máy móc.

Theo đó, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp cần điều chỉnh chính sách và mô hình quản trị để đào tạo ra nguồn nhân lực số có trình độ chuyên môn để làm chủ công nghệ và thời đại.

Ở thời đại 4.0, yêu cầu về chất lượng nhân sự đã thay đổi với những tiêu chuẩn về số hóa, tự động hòa,...

Ở thời đại 4.0, yêu cầu về chất lượng nhân sự đã thay đổi với những tiêu chuẩn về số hóa, tự động hòa,...

Dẫn nghiên cứu của các tập đoàn nhân sự trên toàn cầu, Schneider Electric nhận định: Ngày nay, yêu cầu về chất lượng nhân sự đã thay đổi; doanh nghiệp đòi hỏi nhân sự phải qua đào tạo, có trình độ và kỹ năng cao hơn để đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành. Trong đó, yêu cầu về nhân tài đạt chuẩn của ngành công nghiệp 4.0 chiếm 63%, ngành số hóa chiếm 49% và tự động hóa chiếm 46%. 

Đứng trước sự thay đổi "đột biến" của ngành công nghệ, lãnh đạo Schneider Electric đẩy mạnh đổi mới chính sách, chú trọng cải thiện chiến lược phát triển khả năng lãnh đạo để xây dựng nội tại bền vững, lấy con người làm trọng tâm thông qua mô hình lãnh đạo phát triển con người.

Trong đó, tầm nhìn phát triển nhân tài, nuôi dưỡng nội tại được họ định hướng để trở nên phù hợp trong thế giới số. Với định hướng đó, Schneider Electric vừa được vinh danh giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc 2023 ở hạng mục Lãnh đạo phát triển con người (People Champion) trong Chương trình Vietnam Excellence Summit do Anphabe tổ chức.

Giải thưởng ghi nhận nỗ lực của Schneider Electric trong việc không ngừng cải tiến chính sách nhân sự và xây dựng mô hình quản trị bền vững, để phát triển đội ngũ nhân tài với khả năng thích ứng nhanh chóng trước sự thay đổi liên tục của thời đại.

Cụ thể, họ đã sử dụng mô hình phát triển lãnh đạo, gọi là mô hình 4L như sau:

Lãnh đạo với sự đa dạng - hòa hợp (Leading with diversity): Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đa dạng về nền tảng, chuyên môn, độ tuổi, kinh nghiệm và giới tính. Công ty cam kết đạt tỉ lệ cân bằng giới với tỷ lệ phụ nữ chiếm 50% trong tổng số nhân viên mới, 40% các cấp quản lý tuyến đầu, và 30% trên tổng số lãnh đạo cấp cao vào năm 2025.

- Lãnh đạo với sự linh hoạt (Leading with flexibility): Triển khai chương trình linh hoạt đáp ứng nhu cầu cá nhân theo cách phù hợp nhằm đảm bảo nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chương trình cho phép nhân viên được linh hoạt về thời gian (flexi time); linh hoạt về địa điểm làm việc (flexi place); linh hoạt về khối lượng công việc (flexi load) và linh hoạt về quyền lợi (flexi benefits). Điều này thể hiện sự trao quyền và tin tưởng từ công ty đến nhân viên, xây dựng tâm thế làm chủ doanh nghiệp, loại bỏ khái niệm làm thuê. 

- Lãnh đạo tạo ra thế hệ tương lai (Leading for future): Giải quyết vấn đề “khoảng trống” trong nguồn nhân lực và đào tạo thế hệ lãnh đạo bền vững, Schneider Electric đặt trọng tâm phát triển vào hai yếu tố hàng đầu gồm kỹ năng số hóa và kiến thức phát triển bền vững. Cụ thể, công ty đặt mục tiêu đào tạo với hơn 90% nhân viên đạt mức độ trung cấp về kỹ thuật số vào năm 2025, củng cố nền tảng kiến thức phát triển bền vững về biến đổi khí hậu,...

- Lãnh đạo với sự quan tâm (Leading with care): Áp dụng nhiều chương trình phúc lợi nhân viên, tập trung vào phát triển con người nhằm thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp, sức khỏe, gia đình, môi trường làm việc, tài chính và tinh thần cho nhân viên thông qua các sáng kiến và hoạt động thường niên. Đơn cử như tháng sức khỏe tinh thần, thứ Sáu thư giãn, thứ Hai tràn đầy năng lượng,...

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia: ChatGPT 4 quá siêu đẳng, sẽ tạo ra ”cuộc cách mạng” thực sự

ChatGPT với nền tảng AI GPT-4 sẽ trở thành một ứng dụng thường trực trong công việc và trở thành một “cuộc cách mạng” thực sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN