Ngàn năm có một: Bầu trời tháng 10 xuất hiện sao Bắc Đẩu thứ 8?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hàng loạt kính viễn vọng trên thế giới đã chuyển hướng về phía chòm sao Bắc Miện để chờ sự xuất hiện của một ngôi sao mới sáng như Bắc Đẩu Thất Tinh.

Theo Space.com, kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA những ngày qua đã gạt bỏ nhiều nhiệm vụ khác để nhắm thẳng về phía T Coronae Borealis, một ngôi sao chết có thể sớm hóa thành siêu tân tinh sáng như các ngôi sao trong chòm sao Bắc Đẩu.

Khi sự việc này diễn ra - có thể đêm nay, đêm mai, hoặc bất cứ đêm nào trong tháng 10 này như các nhà khoa học kỳ vọng - nhân loại sẽ thấy như có một ngôi sao mới vừa sinh ra trên bầu trời.

T Coronae Borealis sẽ bùng nổ và trở nên sáng hơn cả ngôi sao đồng hành, ít nhất là tương đương độ sáng của các ngôi sao thuộc nhóm Bắc Đẩu Thất Tinh khi nhìn từ Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA

T Coronae Borealis sẽ bùng nổ và trở nên sáng hơn cả ngôi sao đồng hành, ít nhất là tương đương độ sáng của các ngôi sao thuộc nhóm Bắc Đẩu Thất Tinh khi nhìn từ Trái Đất - Ảnh đồ họa: NASA

T Coronae Borealis, đôi khi được gọi với cái tên viết tắt là T Cor Bor, là một sao lùn trắng thuộc chòm sao Bắc Miện.

Sao lùn trắng là "thây ma" của những ngôi sao giống Mặt Trời, sau khi hết năng lượng đã bị sụp đổ, co cụm thành một vật thể nhỏ hơn nhưng giàu năng lượng.

Sau một thời gian, sao lùn trắng sẽ tiến đến cái chết thứ 2 là một vụ nổ siêu tân tinh.

Tuy là một vụ nổ nhưng nếu nhìn bằng mắt thường từ Trái Đất, chúng ta sẽ thấy giống như có một ngôi sao mới lóe sáng trên bầu trời. "Ngôi sao mới" này sẽ sáng trong nhiều ngày trước khi biến mất mãi mãi.

Các tính toán trước đó cho thấy sự xuất hiện của siêu tân tinh này sẽ khiến bầu trời như có thêm một ngôi sao sáng như 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu.

Tất nhiên nó không nằm cùng với Bắc Đẩu Thất Tinh, mà ở một khu vực khác trên bầu trời, do vậy càng nổi bật.

Một số nhà khoa học thậm chí cho rằng nó có thể sáng như Sao Hôm và Sao Mai (2 tên gọi khác của hành tinh Sao Kim) khi bạn ngắm nhìn bầu trời vào đầu và cuối buổi tối.

Đối với tuổi thọ của con người, quan sát được một siêu tân tinh trong đời có thể nói là sự kiện vô giá.

Còn đối với các nhà thiên văn, T Coronae Borealis, là một kho báu vĩ đại.

"Thông thường, những gì xảy ra với các ngôi sao lùn trắng này mất rất nhiều thời gian đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy" - TS Elizabeth Hays từ nhóm điều hành kính viễn vọng Fermi nói.

Ngay khi siêu tân tinh bắt đầu phun trào vật chất trong vụ nổ được chờ đợi, tia gamma sẽ tăng vọt cùng với một sự gia tăng tương tự về độ sáng, cho phép các nhà thiên văn giải mã mức độ nóng của vật chất ngay sau vụ phun trào và tốc độ vật chất đó thổi bay khỏi sao lùn trắng.

Họ cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về cách sóng xung kích lan truyền trong không gian trong những khoảnh khắc sau vụ nổ, điều mà khoa học vẫn chưa hiểu rõ.

Cái chết rực rỡ của một ngôi sao sẽ bắn tung ra ngoài vật chất mà nó đã rèn nên trong hạt nhân suốt hàng tỉ năm cuộc đời, góp phần làm giàu hóa học cho vũ trụ và tạo ra các thế hệ sao mới "cao cấp" hơn.

Trong tháng 10 này, ngoài Fermi, các kính viễn vọng mạnh mẽ khác nhưJames Webb, Neil Gehrels Swift, INTEGRAL sẽ cùng chuyển hướng để cùng chờ đợi khoảnh khắc T Coronae Borealis phát nổ.

Từ năm ngoái, nhiều nghiên cứu đã dự báo vụ nổ gần như chắc chắn sẽ diễn ra vào năm 2024, trong đó khoảng thời gian tháng 8-10 được nhiều người kỳ vọng nhất.

Giữa chòm sao Hercules (Vũ Tiên), sẽ có một vật thể trông như ngôi sao hoàn toàn mới đột ngột xuất hiện trên bầu trời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN