Ngân hàng lưu ý các thủ đoạn lừa đảo qua Zalo, Facebook
Cuối năm là thời điểm mà kẻ gian đẩy mạnh các thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người dùng. Dưới đây là một số lưu ý và cách để hạn chế.
Thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay là kẻ gian là gửi tin nhắn SMS, tin nhắn Zalo, tin nhắn Facebook… với nội dung trúng thưởng, kèm theo một đường link (liên kết) yêu cầu bạn truy cập, đăng nhập tài khoản ngân hàng để lãnh thưởng.
Cách thức lừa đảo
Phương thức thường thấy nhất là giả mạo trang web ngân hàng. Cụ thể, kẻ gian sẽ tạo ra các trang web có giao diện tương tự như trang web của ngân hàng, sau đó gửi tin nhắn trúng thưởng qua Zalo, Facebook… có chứa đường link (liên kết) dẫn đến trang web giả mạo.
Khi người dùng đăng nhập tài khoản và nhập mã OTP, kẻ gian sẽ ngay lập tức chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Làm thế nào để hạn chế?
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tổn thất, rủi ro có thể xảy ra, người dùng lưu ý không nhập mật khẩu đăng nhập, mã OTP trên các trang web không rõ nguồn gốc, hoặc đường link (liên kết) không rõ ràng.
Không cung cấp thông tin tài khoản bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, nội dung tin nhắn thông báo từ ngân hàng cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng hoặc gửi yêu cầu kể trên thông email, SMS, mạng xã hội…
Ngân hàng không bao giờ gửi đường link (liên kết), tin nhắn bằng bất kỳ hình thức nào hoặc liên hệ người dùng để yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập dịch vụ, mã xác thực giao dịch, hoặc bất kỳ thông tin cá nhân dưới mọi hình thức.
Để bảo mật thông tin và tài sản cá nhân, bạn nên tạo cho mình thói quen thay đổi mật khẩu tài khoản ngân hàng hai tuần một lần, chỉ thực hiện các giao dịch trực tuyến khi sử dụng WiFi tại nhà hoặc 4G.
Một người phụ nữ ở Hà Nội mới đây đã đến cơ quan trình báo bị lừa 13 tỉ đồng sau khi nhận cuộc điện thoại...
Nguồn: [Link nguồn]