Ngân hàng cảnh báo 2 chiêu thức lừa đảo dễ "dính" cận Tết 2023

Đây thực chất là các chiêu thức không mới, nhưng nhiều người vẫn dễ "dính bẫy".

Nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác khi giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch online (liên quan tới thẻ tín dụng, tài khoản) và bảo vệ thông tin, tài sản cá nhân, ngân hàng TPBank vừa cập nhật các hình thức lừa đảo/giả mạo mới diễn ra trong thời gian gần đây và khuyến cáo các biện pháp giao dịch an toàn.

TPBank đặc biệt lưu ý khách hàng không thực hiện các hành vi cấm như mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn, mở hộ tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ,… tránh tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng thông tin, tài khoản, thẻ ngân hàng trong các mục đích giao dịch bất hợp pháp.

Email vừa được ngân hàng TPBank gửi tới khách hàng.

Email vừa được ngân hàng TPBank gửi tới khách hàng.

Chiêu thức 1: Thủ đoạn giả mạo đầu số tin nhắn SMS ngân hàng

Là tin nhắn giả mạo ngân hàng có nội dung thông báo về dịch vụ, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường dẫn (link) giả mạo (link không phải của TPBank, thường là đường link website gần giống dễ gây nhầm lẫn). TPBank lưu ý:

- Ngân hàng TUYỆT ĐỐI KHÔNG gửi tin nhắn nào có gắn đường dẫn yêu cầu khách hàng cung cấp/nhập tên đăng nhập và mật khẩu Internet Banking, mã xác thực OTP,…

- Các tin nhắn giả mạo brandname thường gửi kèm đường dẫn lạ không dẫn đến các địa chỉ chính thức của ngân hàng. Khách hàng tuyệt đối KHÔNG truy cập vào các đường dẫn này để tránh bị mất thông tin tài khoản, thiệt hại tài sản.

- Khách hàng cẩn trọng KIỂM TRA tin nhắn SMS nhận được có phải của ngân hàng không chỉ với 3 bước: 

+ Bước 1: Sao chép tin nhắn brandname đang nghi là giả mạo.

+ Bước 2: Gửi tin nhắn đã sao chép đến đầu số của nhà mạng 9548 (Viettel); 9241 (Mobifone); 1551 (Vinaphone).

+ Bước 3: Xem phản hồi của nhà mạng.

Chiêu thức 2: Mạo danh trên nền tảng số cho vay tiền online

Với thủ đoạn này, kẻ gian mạo danh TPBank trên nền tảng số (như Facebook, Instagram, Zalo, Email,...) bằng cách sử dụng tên gọi, logo, hình ảnh đại diện, giả mạo yếu tố xác thực (dấu tích xanh/cam,…) giống như của TPBank (không được phép) để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Từ các tài khoản mạng xã hội mạo danh này, kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo như:

- Gửi tin nhắn/gọi điện chào mời khách hàng vay tiền với lãi suất hấp dẫn.

- Yêu cầu khách hàng cung cấp CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, số tài khoản/số thẻ ngân hàng,… để lập hồ sơ vay.

- Yêu cầu khách hàng nộp các khoản phí làm hồ sơ, phí ứng trước khoản vay.

- Không giải ngân, chiếm đoạt tiền, chặn số không liên lạc được.

Để hạn chế tối đa thiệt hại, người dùng được khuyến nghị:

- Sử dụng ứng dụng xác thực: Chẳng hạn sử dụng ứng dụng xác thực eToken+ của TPBank thay vì phương thức xác thực qua gửi tin nhắn SMS khi thực hiện các giao dịch online.

- Phương thức bảo mật 2 lớp: Chẳng hạn cài đặt bảo mật 2 lớp trên app TPBank để khi tài khoản đăng nhập trên thiết bị lạ, bắt buộc phải nhập mã OTP, hạn chế kẻ gian đánh cắp.

- Xác minh trực tiếp: Xác minh trực tiếp với các đơn vị cung cấp dịch vụ như ngân hàng và công ty viễn thông trước khi thực hiện các dịch vụ được giới thiệu.

Làm sao biết một tài khoản ngân hàng là lừa đảo?

Điểm chung của các hình thức lừa đảo hiện nay là yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào một tài khoản ngân hàng do kẻ gian chỉ định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN