NFT là gì? Các chuyên gia nhận định thế nào về tương lai của NFT?

Sự kiện: Tiền điện tử

NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản kỹ thuật số với những đặc tính khác biệt.

NFT là gì?

NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản kỹ thuật số với những đặc tính khác biệt. Dù đang dần trở nên phổ biến nhưng loại tài sản này vẫn cần thêm những nghiên cứu, theo dõi đến từ các nhà đầu tư cũng như các nhà lập pháp, để xác định mối liên hệ giữ NFT và nền kinh tế số.

NFT đang nổi lên trong làng kinh tế số.

NFT đang nổi lên trong làng kinh tế số.

Khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, chuyển đổi số, kinh tế số trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia. Theo đó, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ vào phát triển kinh tế, hay chính là kết quả của công nghiệp 4.0 cùng quá trình chuyển đổi số.

Nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford định nghĩa: “Kinh tế số là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”.

Còn tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, kinh tế số được định nghĩa là “toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số”.

NFT được biết đến với tính độc nhất, không thể hoán đổi và tính hiếm. NFT được coi là một ví dụ về tác động của công nghệ blockchain trong cuộc sống, vượt ra ngoài thị trường tài chính. Mỗi token NFT được đúc có một mã định danh duy nhất, một chủ sở hữu duy nhất, chúng không thể hoán đổi trực tiếp với các token khác.

NFT đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh. NFT tạo sức mạnh cho nền kinh tế của những người sáng tạo, nơi người sáng tạo không chuyển quyền sở hữu nội dung của họ cho nền tảng mà họ sử dụng để công khai nội dung đó. Khi người sáng tạo/sở hữu bán nội dung của mình, tiền sẽ chuyển trực tiếp đến họ.

Thậm chí, nếu chủ sở hữu mới sau đó bán NFT, người tạo ra ban đầu có thể tự động nhận tiền bản quyền. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay. Nó không chỉ gia tăng thu nhập cho những sản phẩm mà vốn dĩ trước đây không được trân trọng và chú ý tới, mà còn thúc đẩy, nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề bản quyền.

Nhiều dự án đã và đang nghiên cứu việc mã hóa bất động sản, các sản phẩm thời trang, những ấn bản mang tính chất cổ xưa, mang giá trị lớn. 

Dự báo thị trường NFT sẽ ra sao?

Trong làn sóng phát triển mới, không thể tránh khỏi những con sóng đi ngược hay con sóng vỗ quá đá. Đối với thị trường tài sản kỹ thuật số cũng tương tự, đã có những thương vụ đổ vỡ, đã có những cảnh báo. Nhưng, chính những nhà đầu tư, chuyên gia và nhà quản lý thừa nhận rằng: Kinh tế số là quá trình không thể đảo ngược!

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu luật đã có đề tài nghiên cứu về luật dân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể hơn là pháp lý về tiền ảo.

Theo đó, các nhà nghiên cứu này cho rằng cần có một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo. Bởi để xây dựng được khung pháp luật cho sản phẩm này thì trước hết cần có định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo.

Đối với tài sản kỹ thuật số NFT, thị trường và giới nghiên cứu đã dần hình thành một khái niệm khá cụ thể về tài sản này. Đây hứa hẹn là một thuận lợi cho việc thành hình nên một hành lang pháp lý cho loại tài sản đầy tương lai này.

Nhóm nghiên cứu đề xuất cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới. Việc xác định được tình trạng pháp lý của tiền ảo sẽ là cơ sở tạo nền móng cho quá trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan, như quản lý hoạt động ICO, sàn giao dịch, thuế đối với tiền ảo...

Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện, cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền ảo ra công chứng (ICO). Song song đó, cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Bởi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều đánh thuế tiền ảo.

Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của dịch bệnh COVID-19, ngày càng có nhiều tiền, với sự xuất hiện của cá nhân, tổ chức gia nhập thị trường NFT mỗi ngày, như mới đây nhất là ANFT ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản.

Bitcoin là tài sản ảo, giao dịch Bitcoin tại Việt Nam là vi phạm pháp luật

Đó là thông tin một lần nữa được các ngành chức năng khẳng định tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Tiền điện tử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN