New Zealand hoãn đấu giá phổ tần 5G do đại dịch Covid-19

Sự kiện: Mạng 5G

ICTnews - Tiếp theo sau một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Chính phủ New Zealand cũng đã quyết định hoãn quá trình trao phổ tần trong băng tần 3,5 GHz cho các nhà khai thác do đại dịch Covid-19.

Ảnh: rcrwireless

Ảnh: rcrwireless

Trong một tuyên bố của mình, chính phủ New Zealand cho biết rằng, các thông tin cập nhật liên quan đến quá trình này sẽ được công bố khi các quyết định tiếp theo được đưa ra.

Vào tháng 12/2019, chính phủ đã phê duyệt việc phân bổ phổ tần thông qua đấu giá, để cấp quyền sử dụng trong thời gian ngắn hạn đối với một phần không được sử dụng của băng tần 3,5 GHz. Điều khoản ban đầu quy định những người chiến thắng tại phiên đấu giá sẽ giành được quyền sử dụng đối với phổ tần đã mua từ giữa năm 2020 đến ngày 31/10/2022. Sau đó, việc cấp quyền sử dụng phổ tần trong dài hạn sẽ thông qua một phiên đấu giá khác.

Trong một phát biểu trước đó, Bộ trưởng Bộ Phát thanh truyền hình, Truyền thông và phương tiện kỹ thuật số Kris Faafoi của New Zealand cho biết: “Việc cấp quyền sử dụng sớm vào phổ tần này sẽ cho phép ngành viễn thông tiến lên trong việc phát triển và triển khai dịch vụ 5G ngay bây giờ, thay vì chờ đợi cho đến khi các quyền dài hạn được thực hiện vào tháng 11 năm 2022”.

Việc cấp quyền sử dụng dài hạn trong băng tần 3,5 GHz sẽ thực hiện từ tháng 11 năm 2022 khi các quyền hiện có đối với phổ tần này hết hạn, mặc dù các nhà khai thác có thể sử dụng quyền của mình trước thời hạn đó nhưng phải thỏa thuận với chủ sở hữu hiện nay của băng tần này.

Trước đó, chính phủ đã quy định phổ tần 3,5 GHz sẽ được phân bổ thành các khối 10 MHz và mỗi nhà khai thác sẽ phải đăng ký tối thiểu 2 khối. Đồng thời, sẽ có tổng cộng 16 khối trong băng tần từ 3,59 GHz đến 3,75 GHz. Giá khởi điểm đưa ra là 250.000 USD mỗi khối.

Giới hạn ban đầu cho mỗi nhà khai thác là 4 khối (40 MHz). Giới hạn này có thể được nâng lên trong giai đoạn bổ sung của phiên đấu giá nếu các khối không được bán hết trong quá trình đấu thầu.

Chính phủ cũng quy định rằng, các nhà khai thác trúng thầu phải sử dụng băng tần 3,5 GHz để triển khai mạng 5G theo các tiêu chuẩn quốc tế và phải hài hòa với các công ty khác về quyền sử dụng sớm băng tần.

Vodafone New Zealand đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại tại một số khu vực của đất nước vào tháng 12/2019. Vùng phủ sóng ban đầu được giới hạn ở các thành phố Auckland, Wellington, Christchurch và Queenstown.

Tính đến cuối năm ngoái, nhà mạng đã lắp đặt tổng cộng 100 trạm gốc 5G trên toàn quốc. Tuy nhiên, Vodafone cho biết đây đây chỉ là giai đoạn ban đầu trong quá trình cung cấp dịch vụ 5G. Để đạt được tốc độ gigabit, nhà mạng cho biết họ sẽ cần có băng thông khoảng 100 MHz trong phổ tần 3,5 GHz.

Vào tháng 11/2019, nhà khai thác đối thủ là Spark New Zealand đã công bố ra mắt dịch vụ 5G tại các khu vực được lựa chọn của Westport, Clyde, Twizel, Tekapo và Hokitika, sử dụng băng tần 2,6 GHz và thiết bị của Nokia.

Spark New Zealand trước đây đã xác nhận Nokia, Samsung và Huawei là các nhà cung cấp thiết bị cho mạng truy cập vô tuyến (RAN) trong mạng 5G. Ngoài ra, Spark sẽ tiếp tục sử dụng thiết bị của Cisco và Ericsson cho các thành phần của mạng lõi hiện tại đã được nâng cấp nhằm đảm bảo tương thích với mạng 5G không độc lập.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoa học viễn tưởng “châm ngòi” cho cuộc chạy đua lên mặt trăng

Năm mươi năm sau cuộc đổ bộ đầu tiên lên Mặt Trăng, một thế hệ các nhà du hành vũ trụ mới đang chạy đua để “xâm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Văn Hoà (Theo Rcrwireless) ([Tên nguồn])
Mạng 5G Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN