NASA tiết lộ điểm đổ bộ mới: Nơi cất giấu bí mật “hành tinh thứ 9”

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tàu chinh phục Mặt Trăng Artemis 3 của NASA sẽ khám phá "vùng đất bị che giấu vĩnh viễn", nơi có thể có rất nhiều nước và các hợp chất tiết lộ mối liên kết cổ xưa với Trái Đất, liên quan đến "hành tinh bị thất lạc" Theia.

Tờ Space đưa tin NASA vừa tiết lộ 13 địa điểm là khu vực hạ cánh tiềm năng cho tàu vũ trụ Artemis 3 - sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng sắp tới của NASA. Tất cả các địa điểm đều tập trung gần cực Nam của thiên thể, nơi được gọi là "vùng đất bị che giấu vĩnh viễn".

Theo Phó Quản trị viên của Bộ phận phát triển chiến dịch Artemis tại NASA Mark Kirasich, đây là những khu vực quan trọng có giá trị lớn đối với cộng đồng khoa học và cộng đồng công nghệ.

Các nhà khoa học sẽ chọn một trong 13 địa điểm được đánh dấu cho cuộc đổ bộ Mặt Trăng sắp tới - Ảnh: NASA

Các nhà khoa học sẽ chọn một trong 13 địa điểm được đánh dấu cho cuộc đổ bộ Mặt Trăng sắp tới - Ảnh: NASA

Các khu vực được chọn bao gồm Faustini Rim A, Peak Near Shackleton, Connecting Ridge, Connecting Ridge Extension, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Gerlache Crater, de Gerlache-Kocher Massif, Haworth, Malapert Massif, Leibnitz Beta Plateau, hai khu vực trên vành của miệng hố va chạm Nobile Crater và Amundsen Rim.

Các khu vực đều nằm trong phạm vi vĩ độ 0-6 ở Nam bán cầu của Mặt Trăng.

Những thử thách lớn nhất còn lại đối với phi hành đoàn chủ yếu về mặt hậu cần bao gồm cách thắp sáng khu vực, thiết lập giao tiếp với Trái Đất từ một địa điểm và địa hình còn ít dữ liệu.

"Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi hạ cánh một tàu đổ bộ chở con người tại Cực Nam, vì vậy chúng tôi phải chú ý đến các hạn chế về kỹ thuật và an toàn của nhiệm vụ và của phương tiện" - ông Kirasich nói.

Các sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng trước đây của NASA đều nhắm đến các địa điểm đã được hiểu biết nhiều, ở phía gần, vùng trung tâm của thiên thể. Dữ liệu sơ bộ về các địa điểm mới đã được cung cấp bởi tàu quỹ đạo thám hiểm Mặt Trăng LRO của NASA.

Vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi ánh sáng Mặt Trời gần như không thể chiếu tới, với cái lạnh khắc nghiệt nhưng rất có thể có nước đóng băng bị khóa bên dưới bề mặt, theo các bằng chứng mà tàu quỹ đạo thu thập được.

Nguồn nước này sẽ vô cùng quý giá cho kế hoạch xây căn cứ Mặt Trăng, bao gồm phục vụ sinh hoạt và dùng làm nhiên liệu tên lửa.

Ngoài ra, vùng này có thể chứa các hợp chất dễ bay hơi tiết lộ lịch sử địa chất của Mặt Trăng và tạo thành bằng chứng rõ ràng cho mối nghi ngờ từ lâu rằng Trái Đất và Mặt Trăng là cùng một cơ thể tách ra.

Manh mối này cũng sẽ giúp tìm hiểu về bí ẩn "hành tinh thứ 9" cổ đại tên Theia, vốn từng là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, to cỡ Sao Hỏa nhưng đã đâm sầm vào Trái Đất và bị nuốt chửng 4,5 tỉ năm trước.

Theo giả thuyết được ủng hộ nhất, vật chất trộn lẫn giữa Trái Đất và Theia phần lớn tạo thành Trái Đất ngày nay, một phần đã bắn tung vào quỹ đạo hành tinh rồi dần kết tụ thành Mặt Trăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Lần đầu phát hiện siêu lỗ đen bắn ra thứ lớn gấp 50 lần thiên hà của nó

Lỗ đen quái vật của thiên hà NCG2663 có thể là một trong những siêu lỗ đen vĩ đại nhất vũ trụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN