NASA phát hiện dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh cổ đại?
Những hình ảnh mà "công dân Sao Hỏa" Curiosity của NASA gửi về Trái Đất cho thấy nó có thể đã tìm ra những vùng đất đầy muối hữu cơ – là tàn tích của sự sống ngoài hành tinh cổ đại.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học hành tinh từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA đã phân tích dữ liệu từ tàu thám hiểm dạng xe tự hành Curiosity và tuyên bố rằng nó có thể đã chụp được bằng chứng sống động về muối hữu cơ giàu carbon.
Curiosity đặt một trong các camera xuống đất và tự "selfie" trên Sao Hỏa - Ảnh: Curiosity/NASA
Trang NASA Space Flight cho biếtCuriosity đang tiến hành tự phân tích các vật liệu này ngay trên Sao Hỏa, bằng một "phòng thí nghiệm" mini tên SAM, đặt trong bụng. Thiết bị này có thể nung nóng các mẫu đất và đá, làm chúng giải phóng ra các loại khí, từ đó tiết lộ thành phần. Tuy nhiên rất tiếc "phòng thí nghiệm" trên Curiosity "già nua" còn khá sơ khai, loạt tương tác hỗn độn giữa các chất được giải phóng từ mẫu vật chưa đủ để xác định trực tiếp liệu đó có chính xác là muối được tạo ra bởi các quá trình sinh học cổ đại hay không.
Một công cụ khác tên CheMin nằm trên Curiosity có thể phát hiện trực tiếp muối hữu cơ, nhưng phải với lượng đủ cao. Lượng vật liệu nghi ngờ là muối nó tìm được lần này khá ít.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ James M. T. Lewis của NASA đã tìm cách phân tách và tái hiện các phản ứng bên trong "phòng thí nghiệm" mini của Curiosity. Họ đã tìm ra được nhiều bằng chứng củng cố cho thấy thứ Curiosity chụp được và cố phân tích chính là Curiosity.
Vì vậy, các nhà khoa học dự định sẽ định hướng cho Curiosity tiếp tục khoan sâu vào nền của nhiều khu vực trên hành tinh, nhất là Vịnh Yellowknife, nơi từng là vùng nước cổ đại mênh mông. Lòng đất có thể là nơi bảo quản các tàn tích của sự sống ngoài hành tinh tốt hơn và có lượng muối hữu cơ dồi dào hơn. Và cho dù không trực tiếp xác định được, phát hiện của Curiosity sẽ giúp định hướng cho các tàu thám hiểm hiện đại hơn trong tương lai.
Curiosity được NASA cho hạ cánh trên Sao Hỏa từ tháng 8-2012 với nhiệm vụ chỉ 2 năm nhằm tìm bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh. Nhưng nó vẫn "sống khỏe" dù có giai đoạn "mất nguồn" nhiều tháng do bão bụi toàn cầu của Sao Hỏa che kín ánh nắng (Curiosity chạy bằng năng lượng Mặt Trời), do vậy NASA đã quyết định cho nó lang thang vô thời hạn trên hành tinh đỏ.
Sự tan chảy của tầng băng vĩnh cửu có thể chiếm tới 10% nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu trong thế kỷ...
Nguồn: [Link nguồn]