NASA muốn khám phá sao Kim với loại robot mới
Thử nghiệm đột phá của NASA về khinh khí cầu robot với hy vọng có thể khám phá sao Kim trong tương lai.
Theo Digital Trends, khi nhắc đến khát vọng chinh phục vũ trụ ngày nay thì Sao Hỏa luôn được nhiều người nhắc đến, nhưng gần đây các nhà khoa học đã tuyên bố tham vọng xa xôi hơn nữa với Sao Kim.
Cơ quan vũ trụ NASA của Mỹ, ESA của Châu Âu và công ty hàng không vũ trụ Rocket Lab của New Zealand đều có kế hoạch gửi các sứ mệnh của họ đến hành tinh thứ hai của Hệ Mặt Trời trong những năm tới.
Như một phần của giấc mơ về Sao Kim, NASA đang xem xét việc khám phá hành tinh khắc nghiệt đó bằng cách “thả trôi” khinh khí cầu robot Aerobot trong những làn gió của Sao Kim.
NASA đã thử nghiệm thành công những khinh khí cầu Aerobot với mục tiêu khám phá Sao Kim.
Phòng thí nghiệm JPL của NASA gần đây đã hoàn thành hai chuyến bay thử nghiệm của một nguyên mẫu Aerobot trên sa mạc Black Rock thuộc bang Nevada (Mỹ), và những kết quả mang lại đều thành công trong việc kiểm soát độ cao của quá trình bay.
Gửi một tàu vũ trụ đến Sao Kim là một đề xuất vô cùng phức tạp vì áp suất của hành tinh này không hề nhỏ, bên cạnh đó là nhiệt độ cực cao và khí ăn mòn của nó sẽ khiến các thiết bị vũ trụ trở nên vô dụng chỉ trong vài giờ. Nhưng ở độ cao vài chục dặm phía trên của những khu vực khắc nghiệt này lại là nơi có thể điều động những Aerobot một cách an toàn.
“Một concept về việc ghép một khinh khí cầu với một tàu quỹ đạo Sao Kim, cả hai sẽ làm việc song song để nghiên cứu hành tinh chị em của Trái Đất”, JPL giải thích trên trang web của cơ quan này. “Trong khi tàu quỹ đạo ở phía trên bầu khí quyển, nó sẽ thực hiện các phép đo khoa học và khinh khí cầu robot có đường kính khoảng 12 mét sẽ bay vào nó, đóng vai trò như một thiết bị chuyển tiếp liên lạc”.
Khinh khí cầu mang theo một bình chứa cứng bên trong, với đầy khí heli và một quả bóng heli có thể co giãn ở bên ngoài. Các lỗ thông hơi cho phép khí heli di chuyển ra vào, làm thay đổi mức độ nổi của khí cầu trong gió, từ đó cung cấp cho các nhà khoa học khả năng để kiểm soát độ cao của Aerobot.
Để kiểm tra thiết kế, các nhà khoa học và kỹ sư từ JPL và tập đoàn Near Space đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm với một khí cầu có kích thước bằng 1/3 kích thước của khinh khí cầu sẽ bay tới Sao Kim. Khí cầu bay ở độ cao khoảng 1 km đến một nơi trong bầu khí quyển của Trái Đất có môi trường tương tự như nơi có độ cao 55 km trên Sao Kim, JPL cho biết.
Sau những thành công của việc thử nghiệm ở Trái Đất, khinh khí cầu được cho là có thể lơ lửng trên cao ở Sao Kim trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng, có đủ thời gian để theo dõi bầu khí quyển sóng âm tạo ra bởi các trận động đất và phân tích thành phần hóa học của các đám mây trên Sao Kim. Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được truyền về Trái Đất thông qua quỹ đạo đi kèm.
Khinh khí cầu từ lâu đã được coi là một phương pháp khả thi để thăm dò Sao Kim kể từ khi Liên Xô sử dụng thành công thiết kế này như một phần của sứ mệnh song sinh Vega 1 và Vega 2 vào năm 1985.
Hai khinh khí cầu chứa đầy khí heli đã bay trên gió Sao Kim trong hơn 46 giờ trước khi hết năng lượng. Tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng hành trình này đã cung cấp một gợi ý thú vị để các nhà khoa học sau này tạo ra những khinh khí cầu hiện đại hơn và mang chúng đến Sao Kim trong tương lai.
Tàu thăm dò Dragonfly của NASA sẽ trực tiếp đáp xuống thế giới mà họ từng ví von là một "Trái Đất phiên bản ngoài hành tinh", nơi có cảnh quan rất giống địa cầu và...
Nguồn: [Link nguồn]