NASA mời cả thế giới xem vụ phóng tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos
Mới đây, Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố ngày phóng cho sứ mệnh đặc biệt của một chiếc tàu vũ trụ nhằm đâm vào tiểu hành tinh Didymos ở tốc độ cao. Đồng thời mời cả thế giới xem sự kiện được tổ chức lần đầu tiên này.
NASA thông báo, sự kiện thử nghiệm đâm tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) không va với Trái Đất sẽ diễn ra vào lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội). Thử nghiệm này sẽ đánh giá khả năng bảo vệ Trái đất chống lại các tiểu hành tinh và sao chổi trong tương lai.
NASA sẽ phát sóng trực tiếp vụ va chạm của tàu vũ trụ DART trên kênh NASA TV và trang web của NASA. Công chúng cũng có thể xem sự kiện trên các tài khoản mạng xã hội của NASA, bao gồm Facebook, Twitter, và YouTube.
Trước vụ va chạm hôm 27/9, NASA sẽ tổ chức một buổi họp báo ngắn từ Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins (APL) ở Laurel, Maryland, nơi chế tạo và quản lý tàu vũ trụ DART.
Các chuyên gia của NASA nhấn mạnh rằng sứ mệnh của DART không hoành tráng như các bộ phim khoa học viễn tưởng về ngày tận thế, ví dụ như "Armageddon". Mục tiêu của nó là làm chệch hướng của tiểu hành tinh hơn là phá hủy hoàn toàn nó.
Theo NASA, mục tiêu của DART là hệ tiểu hành tinh nhị phân gần Trái Đất Didymos. Hệ này bao gồm tiểu hành tinh Didymos đường kính 780 m, và thiên thể nhỏ hơn là Dimorphos đường kính 162 m. DART sẽ đâm vào Dimorphos. Nếu DART thành công trong việc thay đổi đường bay của Dimorphos, thiên thể này sẽ tiến gần hơn về phía Didymos, rút ngắn thời gian quay quanh quỹ đạo.
Sứ mệnh DART hy vọng sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng để hỗ trợ các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các dự báo cũng như cách ứng phó với mối đe dọa từ một tiểu hành tinh trong tương lai. Bởi các nhà thiên văn học ước tính hiện có khoảng 25.000 tiểu hành tinh gần Trái đất kích thước từ 150 m trở lên. Trong tương lai có thể những hành tinh này sẽ va chạm với Trái đất làm ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất.
Một đoạn clip có âm thanh vô cùng kỳ lạ được phát ra từ lỗ đen vũ trụ vừa được NASA công bố.
Nguồn: [Link nguồn]