NASA, ESA: Pháo vũ trụ siêu cấp “xoay nòng” về phía Trái Đất
Một quả pháo vũ trụ cấp X vừa được ngôi sao mẹ đang thời kỳ hung dữ của chúng ta phun ra ngay lúc “nòng pháo” cỡ lớn đang quay dần về phía Trái Đất.
Theo ghi nhận của Đài quan sát Mặt Trời và nhật quyển (SOHO) do hai cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu - NASA và ESA - hợp tác điều hành, quả pháo sáng loại X phun ra vào ngày 3-1 và sẽ mất vài ngày để bay tới Trái Đất.
Đó là một thông tin rùng mình bởi pháo sáng vũ trụ được chia thành 5 cấp: A, B, C, M và X. Một số quả loại C và M mà Trái Đất trúng trước đó đã gây nên các vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn, làm rối loạn chim di trú và có lần đã quật hàng chục vệ tinh rơi ngược lại Trái Đất.
Ảnh đồ họa cho thấy Trái Đất nhỏ bé và những quả pháo sáng bùng nổ từ Mặt Trời - Ảnh: LIVE SCIENCE
Theo Live Science, một quả loại X sẽ đủ để đánh sập lưới liện và hệ thống vô tuyến trên diện rộng ở phía địa cầu vô tình xoay về hướng Mặt Trời khi quả pháo bắn trúng từ quyển.
Tuy nhiên các nhà khoa học từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đã mô hình hóa quả pháo vũ trụ siêu cấp này và dự báo Trái Đất sẽ thoát hiểm trong gang tấc: Quả pháo sẽ chỉ sượt qua. Nhưng NOAA cũng cảnh báo chúng ta sẽ không an toàn lâu.
"Nòng pháo" tạo ra quả pháo vũ trụ siêu cấp này là vết đen Mặt Trời AR3163, tức một vùng hỗn loạn từ trường nơi năng lượng bị dồn nén và thỉnh thoảng bùng nổ, tạo thành pháo sáng đe dọa các hành tinh không may nằm đối diện với vết đen.
Hai tuần trước AR3163 quay về phía xa của Mặt Trời và dường như nó đã lớn như thổi khi khuất khỏi tầm nhìn. Hiện nay nó đang quay vòng lại. Vào ngày 5-1, nó đã lộ ra trên đường chân trời của Mặt Trời theo góc quan sát từ phía Trái Đất. Nó sẽ sớm hướng thẳng vào hành tinh chúng ta và có thể tiếp tục bắn ra các quả pháo vũ trụ siêu cấp loại X.
Khả năng Trái Đất trúng đạn vẫn là tương đối thấp, nhưng hậu quả nếu trúng sẽ rất lớn do đó các nhà khoa học vẫn đang theo dõi chặt chẽ "nòng pháo" nguy hiểm này.
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương án dễ dàng hơn là đưa robot cố chui vào lớp vỏ băng của mặt trăng Sao Thổ Enceladus để săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.
Nguồn: [Link nguồn]