NASA/ESA chụp được “cánh cổng mở vào vũ trụ khác”

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Theo Science Alert, vật thể ma quái mang tên NGC 1999, thật ra là một "tinh vân phản chiếu". Có thể hiểu nó như một mảnh vỡ bị bỏ lại sau quá trình hình thành sao, trong trường hợp này là một hệ thống gồm nhiều sao nhỏ mang tên V380 Orionis trong chòm sao Orion.

Tinh vân ma quái nằm khá gần vườn ươm sao nổi tiếng là Tinh vân Orion, cũng là vườn ươm sao gần Trái Đất nhất.

Hình ảnh ngoạn mục vừa được ESA công bố - Ảnh: ESA/NASA/ESO

Hình ảnh ngoạn mục vừa được ESA công bố - Ảnh: ESA/NASA/ESO

Khoảng trống giữa tinh vân phản chiếu, được các nhà khoa học gọi là "lỗ khóa của vũ trụ" hay "cánh cổng mở vào vũ trụ khác" là thứ gây tò mò nhất của tinh vân.

ESA ban đầu cho rằng đó rất có thể là vật thể hiếm thấy trong giới thiên văn gọi là khối cầu Bok, một đám mây dày đặc và lạnh, cực kỳ đen tối

Tuy nhiên, các bước nghiên cứu xong cho thấy nó đích thực là một cái lỗ khổng lồ, được quấn quanh bởi sương mù phát sáng. Dù cho rằng nó là kết quả của quá trình hình thành sao, nhưng cụ thể cơ chế gì tạo ra lỗ thủng kỳ quái đó vẫn là điều các nhà khoa học chưa giải thích rõ ràng được.

Để người yêu thiên văn trên thế giới chiêm ngưỡng vật thể bí ẩn, các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu Hubble với hình ảnh từ Đài quan sát không gian Herchel của ESA, điều chỉnh màu đôi chút để tạo thành bức ảnh vừa được ESA công bố.

Robot NASA đã đến “nơi trú ẩn cuối cùng” của sinh vật ngoài hành tinh?

Những bức ảnh vượt không gian liên hành tinh về đến Trái Đất cho thấy một cánh đồng cát mênh mông khá giống với địa cầu, được NASA tiết lộ là từng sở hữu những dòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN