NASA điều tra rò rỉ amoniac trên khu vực Trạm vũ trụ quốc tế của Nga
Vụ rò rỉ chất làm mát độc hại được phát hiện trên thiết bị trạm vũ trụ của Nga là vụ rò rỉ mới nhất trong một loạt trục trặc trong những tháng gần đây.
Các phi hành gia người Nga Sergey Prokopyev và Dmitry Petelin làm việc để triển khai bộ tản nhiệt cho mô-đun phòng thí nghiệm đa năng Nauka trong chuyến đi bộ ngoài không gian tại Trạm vũ trụ quốc tế vào ngày 12/5 năm 2023. (Ảnh: NASA TV)
Các phi hành gia trên trạm vũ trụ được cho là không bao giờ gặp bất kỳ nguy hiểm nào, thế nhưng trạm này đã bị rò rỉ amoniac bắt đầu vào ngày 9/10, các quan chức NASA cho biết.
Do đó, NASA đã hoãn hai chuyến đi bộ ngoài không gian đã được lên lịch trước đó vào ngày 12/10 và ngày 20/10 để các kỹ sư của NASA tiếp tục xem xét tình hình. (Amoniac độc hại đến mức những chuyến đi bộ ngoài không gian gần chất này phải có các biện pháp phòng ngừa bổ sung để giảm nguy cơ phơi nhiễm cho các phi hành gia.)
Ngày 9/10, người ta đã quan sát thấy các mảnh amoniac độc hại trên Mô-đun Phòng thí nghiệm Đa năng Nauka (MLM) của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Nhân viên tại Cơ quan Kiểm soát Sứ mệnh của NASA ở Houston lần đầu tiên phát hiện ra sự rò rỉ có thể xảy ra trên camera.
Phi hành gia NASA Jasmin Moghbeli (trên ISS) đã xác nhận rò rỉ bộ tản nhiệt dự phòng sau khi nhìn nó qua cửa sổ mái vòm bao quanh của trạm ISS.
Các quan chức của NASA nhấn mạnh rằng, vụ rò rỉ bộ tản nhiệt dự phòng không ảnh hưởng đến phi hành đoàn hoặc hoạt động của trạm vũ trụ và bộ tản nhiệt chính của Nauka vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
NASA đang điều tra
Các quan chức NASA cho biết thêm vụ rò rỉ mới nhất trong loạt vụ rò rỉ trên thiết bị ISS của Nga trong những tháng gần đây, vẫn đang được điều tra.
Cơ quan vũ trụ liên bang Nga, Roscosmos, đã xác nhận vụ rò rỉ với NASA. Họ viết trên Telegram rằng, họ cũng cho biết không có thay đổi nào về hoạt động, thí nghiệm hoặc thời gian tập luyện của phi hành đoàn.
Bộ tản nhiệt dự phòng bị rò rỉ ban đầu dành cho một mô-đun khác của Nga trên trạm vũ trụ, có tên là Rassvet, và được chuyển đến ISS thông qua sứ mệnh tàu con thoi STS-132 vào năm 2010. Một chuyến đi bộ ngoài không gian của Roscosmos vào tháng 4 năm 2023 đã chuyển bộ tản nhiệt dự phòng vẫn còn hoạt động cho Nauka.
Trạm vũ trụ quốc tế (ISS)
Theo tài liệu của NASA, amoniac cần thiết để làm mát ISS vì hệ thống của trạm tạo ra "nhiệt thải". Nhiệt thải được loại bỏ thông qua các tấm lạnh (thiết bị làm mát thiết bị điện tử) và bộ trao đổi nhiệt. Cả hai loại thiết bị này đều yêu cầu chất làm mát amoniac tuần hoàn, nằm trong hệ thống vòng kín ở bên ngoài trạm vũ trụ. Nhiệt của amoniac ấm sẽ giải phóng vào không gian thông qua bộ tản nhiệt, chẳng hạn như bộ tản nhiệt bị rò rỉ trên tàu Nauka, cho phép chất lỏng tuần hoàn để thực hiện một đợt làm mát mới.
Vụ rò rỉ Nauka là vụ mới nhất trong chuỗi vụ rò rỉ chất làm mát thiết bị của ISS của Nga trong những tháng gần đây. Roscosmos cho biết hai sự cố gần đây nhất có thể là do tác động của vi thiên văn, mặc dù nhà phân tích vũ trụ Jonathan McDowell của Harvard-Smithsonian cho biết, ông nghi ngờ có vấn đề mang tính hệ thống.
Vụ rò rỉ kịch tính nhất trong hai vụ rò rỉ khác của Nga là sự cố vào tháng 12 năm 2022 trên tàu vũ trụ Soyuz MS-22, ngay trước chuyến đi bộ ngoài không gian theo lịch trình của Roscosmos. Trên thực tế, hai phi hành gia đã sẵn sàng rời khỏi trạm ISS ngay trước khi vụ rò rỉ xảy ra. Hoạt động bên ngoài đã bị hủy do rủi ro cho các phi hành gia.
Tiếp theo, Roscosmos xem xét các lựa chọn của mình đối với tàu vũ trụ, sau đó chuẩn bị đưa ba phi hành gia về nhà vào đầu năm 2023, bao gồm cả phi hành gia người Mỹ Frank Rubio, người đã vô tình lập kỷ lục 371 ngày liên tục trên ISS do sự cố của Soyuz. Cơ quan Nga xác định cách tốt nhất là nhanh chóng gửi một chiếc Soyuz, MS-23 thay thế trống và đưa MS-22 trở lại Trái đất để phân tích.
Phi hành đoàn Soyuz thường phóng sáu tháng một lần. Do đó, phi hành đoàn Soyuz cứu trợ vẫn chưa được huấn luyện đầy đủ nên phải đợi cho đến khi một tàu vũ trụ khác (MS-24) để đưa họ lên ISS.
Sau khi phi hành đoàn cứu trợ đến, ba phi hành gia MS-22/MS-23 sau đó trở về nhà trên tàu vũ trụ thay thế, họ phải dành 12 tháng trên ISS thay vì sáu tháng để chuẩn bị cho việc chuyển đổi tàu vũ trụ. Trong khi đó, một tàu vũ trụ chở hàng của Nga (Progress 82) cũng gây rò rỉ amoniac vào tháng 2 năm 2023.
Trạm ISS sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2030, mặc dù Nga cho rằng nó chỉ tồn tại cùng lắm đến năm 2028.
Nguồn: [Link nguồn]
Tàu vũ trụ nghiên cứu năng lượng tối Euclid của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã khởi đầu hành trình đầy hoang mang với đường bay điên đảo tạo thành hình những chiếc thòng...