NASA bắt được ánh sáng từ hành tinh “giống Trái Đất”, kèm tin xấu
Các nhà khoa học NASA đã dùng siêu kính viễn vọng James Webb để kiểm tra lại TRAPPIST-1b, một trong những hành tinh được cho là giống Trái Đất được tìm thấy trước đó bằng những công cụ kém sắc nét hơn.
Theo NASA, khác với Kính viễn vọng không gian hồng ngoại Spitzer, Kính viễn vọng không gian James Webb (do NASA điều hành chính, phối hợp với ESA và CSA là cơ quan vũ trụ của châu Âu và Canada) thực sự có thể nắm bắt được ánh sáng từ phía hành tinh tiềm năng này. Dư liệu quang phổ khẳng định kích thước giống Trái Đất của nó, nhưng kèm theo một tin gây thất vọng.
TRAPPIST - 1 - Ảnh: NASA
Hình ảnh từ máy ảnh hồng ngoại trung bình (MIRI) của James Webb, một thiết bị cảm ứng nhiệt siêu nhạy, cho thấy hành tinh này phải nóng thiêu đốt - khoảng 232 độ C, khiến hy vọng về sự sống ngự trị trên nó gần như tắt ngấm.
Chưa hết, các nhà khoa học còn nhận thấy nó có thể là một khối đá trơ trụi đã bị mất đi bầu khí quyển.
Trước đó TRAPPIST-1b cùng 6 hành tinh khác cùng thuộc hệ TRAPPIST-1 cách chúng ta 378 ngàn tỉ năm ánh sáng. TRAPPIST-1 là tên một sao lùn đỏ và nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời, được xác định là sao lùn loại M, loại sao phổ biến nhất dải Ngân Hà.
Cả 7 hành tinh của hệ này đều được cho là có thể có nước lỏng, dù một số cái có quá nhiều đến nỗi tạo thành hành tinh đại dương khó sống.
Có nhiều luồng ý kiến, có người cho rằng sự sống có khả năng tồi tại cao hơn ở những thế giới gần sao mẹ như TRAPPIST-1b. Chúng cũng có kích thước xấp xỉ Trái Đất.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng sự sống có tiềm năng hơn ở các thế giới xa mặt trời, mát mẻ, khí hậu có thể là ôn đới. Nhưng dù gì đi nữa ít nhất trong thế hệ này bạn không thể đặt chân lên đó - một khoảng cách quá xa, ngoài tầm với của tất cả các tàu vũ trụ hiện nay.
Nguồn: [Link nguồn]
Một lỗ đen quái vật khối lượng gấp 10 triệu lần Mặt Trời đã phô bày hình ảnh vượt thời gian từ thế giới hơn 13,2 tỉ năm trước, cho thấy nó đang ngấu nghiến "buổi...