Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để "tẩy trắng" Huawei

Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi các mạng của nước này.

Ủy viên Đảng Dân chủ - Geoffrey Starks mới đây đã có một cuộc phỏng vấn với trang tin công nghệ CNET. Ông Starks cho biết Mỹ không chỉ tiếp tục ngăn chặn thiết bị mạng Huawei được sử dụng để xây dựng mạng 5G mà các thiết bị của hãng này cũng sẽ được loại bỏ khỏi các mạng 3G và 4G cũ.

Cũng theo ông Starks, các mạng cũ sử dụng thiết bị Huawei vẫn có thể gây nguy hiểm ở Mỹ cùng với các mạng 5G trên thiết bị Huawei. Trên thực tế, ủy viên này nhận định Mỹ cần đảm bảo không có rủi ro bảo mật trong các mạng hiện tại.

Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để "tẩy trắng" Huawei - 1

Huawei sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các nhà mạng Mỹ.

Điều đầu tiên, chính phủ nước này cần tìm ra có bao nhiêu nhà mạng có thiết bị rủi ro. Một số nhà cung cấp dịch vụ không dây ở nông thôn hiện vẫn có thiết bị Huawei trong mạng. Ước tính, có khoảng 1/4 trong số này có những thiết bị rủi ro đang được sử dụng.

Sau khi hoàn thành, bước tiếp theo là xác định độ nghiêm trọng của vấn đề. Bước này sẽ yêu cầu tìm hiểu xem mạng cụ thể có sử dụng phần mềm và mã hoặc thiết bị Huawei bị cấm hay không.

Bước cuối cùng là loại bỏ các thiết bị được coi là rủi ro bảo mật. Ủy viên cho biết cách tốt nhất là "loại bỏ và thay thế". Đối với các nhà mạng nhỏ hơn, những người đã mua thiết bị Huawei vì chúng có giá rẻ, sẽ cần được tài trợ từ Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ - FCC để chi trả.

Đây không được coi là một gói cứu trợ; quyết định mua các thiết bị Huawei rẻ hơn được đưa ra bởi các nhà khai thác không dây ở nông thôn diễn ra trước khi hãng này chính thức được coi là rủi ro an ninh quốc gia. Dựa trên luật pháp đa đảng, chi phí để loại bỏ các thiết bị rủi ro của Huawei và các nhà cung cấp khác sẽ dao động trong khoảng từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.

Chi phí để loại bỏ thiết bị rủi ro khỏi các mạng của Mỹ có thể lên tới 1 tỷ USD

Vậy rủi ro là gì? Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng theo luật pháp của Trung Quốc, Huawei có thể bị buộc phải do thám và thu thập thông tin tình báo thay mặt chính phủ. Và điều đó đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng các sản phẩm của Huawei có các “cửa hậu” để gửi bí mật của người tiêu dùng và tập đoàn Mỹ đến Bắc Kinh. Huawei đã phủ nhận điều này nhiều lần và Chủ tịch công ty - Liang Hua cũng đã đề nghị ký thỏa thuận "không gián điệp" với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng ngăn cấm chính phủ Mỹ mua thiết bị từ cả Huawei và ZTE.

Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để "tẩy trắng" Huawei - 2

Ban lãnh đạo FCC.

Mặc dù bốn nhà mạng lớn của Mỹ không còn sử dụng các thiết bị Huawei nhưng ông Starks nói rằng chỉ cần có một nhà mạng có vấn đề về bảo mật thì "tất cả đều có vấn đề về bảo mật." Hiện FCC đang suy nghĩ về việc hỗ trợ Quỹ dịch vụ toàn cầu (Universal Service Fund) cho bất kỳ nhà mạng nào có thiết bị viễn thông "không an toàn". Quỹ này sẽ giúp cung cấp dịch vụ internet và viễn thông cho những người Mỹ có thu nhập thấp và những người sống ở khu vực nông thôn.

Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới và một số quốc gia vẫn đang tranh luận về việc có nên cấm thiết bị của hãng này trong mạng 5G hay không. Cho đến nay, cùng với Mỹ, các quốc gia như Nhật Bản, New Zealand và Úc cũng đã ra lệnh cấm tương tự.

Danh sách 17 smartphone Huawei sẽ được lên đời Android Q

Mặc dù vậy, vẫn chưa có thông tin nào về kế hoạch bắt đầu triển khai bản cập nhật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Điện thoại Huawei Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN