MWC 2023: Sếp Huawei nói về mạng 5.5G, hướng tới tốc độ "khủng" 10Gbps
Tốc độ mạng hiện hữu sẽ phải phát triển lên tốc độ 10Gbps phổ biến của 5G, đó là nhận định của lãnh đạo Huawei tại MWC 2023.
Tại diễn đàn khai mạc MWC Barcelona 2023, ông Li Peng - Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Hạ tầng Viễn thông Huawei đã chia sẻ về cách 5G đã và đang mở ra cánh cửa hướng đến một thế giới thông minh, và tiến tới 5.5G có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong hành trình này. Ông cũng nhấn mạnh rằng, để tiến đến một thế giới xanh, thông minh và băng thông siêu rộng cần sự hợp tác chặt chẽ của các ngành.
Ông Li Peng – Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Hạ tầng Viễn thông Huawei đã có bài phát biểu quan trọng tại sự kiện MWC Barcelona 2023.
Thế giới vật lý và kỹ thuật số dường như đã trở nên gần gũi hơn khi sự tác động của chuyển đổi số ngày càng trở nên rõ ràng ở mọi khía cạnh xung quanh chúng ta. Nhiều nhà mạng đã hành đồng để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng một tăng cao về năng suất và chất lượng trải nghiệm trong toàn bộ lĩnh vực, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp ICT phát triển.
“Connectivity+”: Chìa khóa để phát triển 5G
Theo ông Li Peng, đến cuối năm 2022, hơn 230 mạng lưới 5G đã được thương mại hoá, hỗ trợ hơn một tỷ người dùng và vô số thiết bị 5G, đồng thời 5G cũng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành ICT. Trong thị trường người tiêu dùng, các nhà mạng đã và đang đổi mới để mở rộng giải pháp "Connectivity+". Khi khả năng của 5G tiếp tục được phát triển, các nhà mạng hàng đầu ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông đã và đang tích cực phát triển các loại dịch vụ kỹ thuật số khác nhau. Một số nhà mạng đã kết nối với các dịch vụ OTT địa phương, ghi nhận một số thành công chung. Các dịch vụ này kết hợp với các dịch vụ kỹ thuật số khác như mạng xã hội, giúp họ trở thành nhà các cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trọn gói.
"Thị trường nội địa cũng đã trở thành một khu vực mà các nhà mạng có thể tạo ra nhiều giá trị hơn khi sự thâm nhập của 5G và cáp quang tiếp tục diễn ra. Vì vậy, các nhà mạng đang tiếp tục mở rộng giải pháp "Connectivity+" để có những trải nghiệm tốt hơn với dịch vụ cao cấp hơn và quy trình vận hành & bảo trì (O&M) hiệu quả hơn. Các dịch vụ băng thông rộng cao cấp tại địa phương, như 5G FWA và 10G PON đã được mở rộng nhanh hơn dự kiến, giúp các nhà mạng ở các khu vực châu Âu và Trung Đông tăng ARPU từ 30% đến 60%", ông Li Peng cho biết.
Các công nghệ đa năng như 5G, AI và điện toán đám mây đang thúc đẩy quá trình số hóa công nghiệp, đồng thời, mang đến những cơ hội mới mang tính chiến lược. Khách hàng doanh nghiệp cần được cung cấp danh mục sản phẩm nhiều hơn, trong khi các nhà mạng cần củng cố giải pháp "Connectivity+". Một nhà mạng tại Trung Quốc đã kết hợp với các dịch vụ đám mây, AI, bảo mật và các dịch vụ nền tảng để mở rộng sang các thị trường mới, ghi nhận doanh thu tăng trưởng hơn 20% vào năm 2022 nhờ vào số hóa ngành công nghiệp.
Trong tương lai, các nhà mạng sẽ tiếp tục cải thiện khả năng của mạng lưới, nhằm cung cấp trải nghiệm chất lượng cho người dùng. Vì vậy, các nhà mạng đang làm cho giải pháp "Connectivity+" trở nên cởi mở hơn. Theo đó, Huawei đã tham gia dự án CAMARA do GSMA dẫn đầu với mong muốn giúp các nhà mạng chuyển đổi mạng lưới trở thành nền tảng hỗ trợ dịch vụ, đồng thời có thể tăng doanh thu từ trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Thế giới xanh, thông minh và băng thông siêu rộng
Ông Li Peng cho biết thêm, trong tương lai, thế giới thông minh sẽ được tích hợp sâu rộng với thế giới vật lý. Tất cả mọi thứ, kể cả giải trí cá nhân, công việc hay sản xuất công nghiệp đều sẽ được kết nối thông minh. Điều này có nghĩa là tốc độ mạng hiện hữu sẽ phải phát triển lên tốc độ 10Gbps phổ biến của 5G, các kết nối và cảm biến sẽ được tích hợp và ngành ICT sẽ phải chuyển trọng tâm từ tiêu thụ năng lượng sang sử dụng năng lượng hiệu quả. Và sự phát triển từ 5G lên 5.5G sẽ là chìa khóa để đáp ứng các yêu cầu này.
Huawei sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong ngành để phổ biến trải nghiệm mạng 10Gbps đến người dùng ở khắp mọi nơi với công nghệ mạng không dây đổi mới (IWT), công nghệ quang học và công nghệ IP; khám phá các trường hợp sử dụng cụ thể như sự kết hợp giữa phương tiện giao thông - đường bộ và hệ thống giám sát môi trường tích hợp cảm biến và liên lạc; từ đó, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu suất năng lượng nhằm hướng dến một ngành công nghiệp phát triển xanh.
Năm 2022, Tổ chức Viễn thông Quốc tế (ITU-T) đã chính thức phát hành NCIe, một chỉ số tiêu chuẩn để đo cường độ phát thải carbon của mạng lưới. Các nhà mạng hàng đầu ở Trung Quốc và châu Âu đã xác minh các chỉ số hiệu quả năng lượng đa chiều mới trên các mạng lưới trực tiếp của họ và cải thiện hiệu suất năng lượng từ 20% đến 50%.
Cuối bài phát biểu, ông Li Peng kêu gọi toàn ngành tham gia vào kế hoạch kinh doanh GUIDE để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và toàn diện của 5G, cùng nhau đạt được những bước tiến vượt trội hướng tới một thế giới xanh, thông minh với băng thông siêu rộng.
Liên lạc vệ tinh hai chiều trên smartphone và các thiết bị khác sẽ mở ra một kỷ nguyên kết nối mới.
Nguồn: [Link nguồn]