Mua điện thoại trên các trang thương mại điện tử, đừng dại với đánh giá 5 sao

Với hàng loạt các đánh giá giả mạo trên gần như mọi trang web thương mại điện tử, người tiêu dùng dễ bị đánh lừa rằng một sản phẩm nào đó tốt hơn nhiều so với thực tế.

Tại sao có đánh giá giả mạo?

Khi sản phẩm của một công ty nào đó không bán chạy như họ kỳ vọng, họ sẽ tìm cách làm thế nào để kích thích mọi người mua nó nhiều hơn. Nhưng để không bị mọi người nhận xét “mèo khen mèo dài đuôi”, họ đã dựa vào các đánh giá trực tuyến. Theo các khảo sát, 85% người tiêu dùng tin tưởng vào đánh giá trực tuyến, với chỉ khoảng 5% người tiêu dùng từ 18 đến 34 tuổi không bao giờ đọc các nhận xét.

Mua điện thoại trên các trang thương mại điện tử, đừng dại với đánh giá 5 sao - 1

Các đánh giá tích cực sẽ giúp doanh nghiệp đó được tin tưởng hơn trong mắt người tiêu dùng, và nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến 79% người tiêu dùng xem qua các đánh giá giả mạo và đáng kinh ngạc khi 84% trong số họ không thể luôn phát hiện ra chúng.

Kết quả là, hàng nghìn người bán hàng đã tuyển dụng hàng triệu việc làm để mua các đánh giá “5 sao” giả cho sản phẩm của họ trên các trang thương mại điện tử. Ngay cả những trang bán hàng trực tuyến nổi tiếng như Amazon cũng trở thành nạn nhân của hình thức này, về cơ bản tạo ra các đánh giá sai không đúng với tính chất sản phẩm. Thậm chí, các doanh nghiệp còn “chơi tất tay” bằng cách hoàn tiền cho khách hàng để đổi lấy các đánh giá tốt cho chúng. Các nhà phân tích tại Mỹ ước tính, có tới 50% đánh giá cho một số sản phẩm được bán trên các trang web thương mại điện tử là “không đáng tin cậy”.

Làm thế nào để phát hiện các đánh giá giả và bảo vệ chính mình?

Điều quan trọng là người dùng phải giữ cái đầu của mình tỉnh táo và thông minh khi xem xét các đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Hãy thờ ơ đối với những lời nhận xét bay bổng mà quan tâm nhiều hơn đến bất kỳ thông tin hữu ích và chi tiết cụ thể sản phẩm.

Mua điện thoại trên các trang thương mại điện tử, đừng dại với đánh giá 5 sao - 2

Hãy chỉ giữ “một mắt” cho các bài đánh giá. Nếu một số lượng đánh giá kỳ lạ được đăng trong cùng một ngày, có thể nhà sản xuất đã tiếp tục nỗ lực cải thiện xếp hạng trong khoảng thời gian đó. Kiểm tra các đánh giá khác được đăng bởi người tiêu dùng. Nếu họ liên tục đánh giá các sản phẩm có xếp hạng 5 sao hoặc nếu họ dường như mua các sản phẩm tương tự trong nhiều lần, có khả năng lời khen của họ đã được mua.

Trong khi đó, các đánh giá xếp hạng tầm trung là đáng để xem xét vì chúng có nhiều khả năng trung thực hơn. Bởi ngay cả những đánh giá xếp hạng kém (1 sao) cũng có thể xuất phát từ một doanh nghiệp cạnh tranh “xấu tính”.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các trang web như Fakespot vốn có khả năng loại bỏ các bài đánh giá giả mạo bằng cách phân tích các mẫu mua, ngữ pháp và ngày tháng nhận xét. Dù bất cứ lý do nào, chỉ cần nhớ rằng các nhận xét theo kiểu quá tốt đều rất đáng nghi vấn.

6 cách xử lý lỗi iPhone không hiển thị thông báo

Đôi khi iPhone cũng gặp trục trặc phần mềm và không hiển thị thông báo email, tin nhắn… khiến bạn bị bỏ lỡ các cuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Quảng cáo trực tuyến Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN