Một sinh viên dùng USB phá hoại máy tính giá trị gần 1,36 tỉ đồng

Sự kiện: Công nghệ

Chỉ với một chiếc USB mua trên mạng, sinh viên này đã phá hoại hệ thống máy tính có tổng số tiền lên đến 1,35 tỉ đồng.

Một cựu sinh viên MBA theo học trường Cao đẳng Saint Rose ở Albany, New York gần đây đã phá hủy gần 70 máy tính thuộc sở hữu của trường trong các phòng thí nghiệm máy tính trong khuôn viên trường.

Một sinh viên dùng USB phá hoại máy tính giá trị gần 1,36 tỉ đồng - 1

Sinh viên có tên Vishwanath Akuthota này đã mua chiếc USB Killer trực tuyến và thực hiện hành động của mình vào ngày 14/2 nhưng giờ mới được đưa ra ánh sáng. Về cơ bản, USB Killer là một chiếc USB được tạo ra chỉ đơn giản để làm cháy mạch của máy tính chứ không đụng đến dữ liệu hay bất kì thứ gì nhạy cảm. Đã có những trường hợp sử dụng USB Killer để vô hiệu hóa các trung tâm thông tin giải trí trên xe hơi.

Quay trở lại vụ án, Akuthota mới đây đã nhận tội vì đã phá hoại tài sản của trường và gây ra thiệt hại với tổng số tiền trị giá 58.471 USD (khoảng 1 tỉ 357 triệu đồng). Bị cáo này cho biết đã vào nhiều phòng làm việc máy tính trong khuông viên của trường (không được phép) trong hôm 14/2/2019. Dù không được ủy quyền của trường nhưng cựu sinh viên này đã lắp USB Killer đã mua trực tuyến bằng tiền cá nhân vào cổng USB trên 59 máy trạm Microsoft Windows và 7 máy trạm Appl iMac.

Theo thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp đưa ra, Akuthota cho biết đã thừa nhận cố tình phá hủy máy các máy tính rồi sau đó quay lại bằng iPhone của mình, bao gồm cả tuyên bố sẽ phá hoại những máy tính đó trước khi cắm USB Killer vào cổng. Người này cũng đồng ý thanh toán cho tất cả các thiệt hại mà mình gây ra.

Một sinh viên dùng USB phá hoại máy tính giá trị gần 1,36 tỉ đồng - 2

USB Killer được tạo ra chỉ đơn giản để phá hoại máy tính bằng cách làm cháy mạch.

Akuthota dự kiến ​​sẽ bị kết án vào tháng 8 tới đây và phải đối mặt với án tù tối đa 10 năm cùng với khoản tiền phạt có thể lên tới 25.000 USD (580 triệu đồng). Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Akuthota có phải đối diện với án phạt nghiêm khắc hay không khi đã thể hiện sự chấp nhận trách nhiệm đối với các vi phạm.

Động cơ của Akuthota vẫn còn là một dấu hỏi, nhưng có vẻ như anh ta có một số vấn đề chưa được giải quyết với ai đó ở trường đại học. Trong quá khứ, một sinh viên sau khi không được mời làm việc trong phòng thí nghiệm trong khuôn viên trường đã bắt đầu thực hiện một trò chơi khăm được thiết kế để làm phiền các quản trị viên phòng thí nghiệm. Một buổi tối, khi phòng thí nghiệm vắng người, cậu sinh viên này đã bước vào và tạo ra một trình bảo vệ màn hình chứa một thông điệp tục tĩu truyền từ màn hình máy tính này sang màn hình tiếp theo.

Có nên tắt máy tính thường xuyên hay không?

Nhiều người thường cho rằng việc tắt máy và khởi động lại thường xuyên sẽ khiến các thiết bị bên trong bị xuống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN