Một phụ nữ bị lừa gần 720 triệu bởi phi hành gia giả mạo, xin tiền mua vé về trái đất

Một phụ nữ 65 tuổi ở Nhật Bản vừa bị lừa 30.000 USD (gần 720 triệu đồng) bởi một người tự xưng là phi hành gia, xin tiền mua vé để trở về trái đất.

Giả mạo phi hành gia để xin tiền mua vé trở về trái đất. Ảnh minh họa: Marc Ward

Giả mạo phi hành gia để xin tiền mua vé trở về trái đất. Ảnh minh họa: Marc Ward

Nạn nhân và kẻ gian bắt đầu liên lạc từ ngày 28-6 thông qua nền tảng mạng xã hội Instagram.

Kẻ lừa đảo nói rằng mình là một phi hành gia người Nga đang làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), đồng thời thường xuyên than phiền về việc tín hiệu di động trên trạm vũ trụ kém, khiến hai người khó liên lạc.

Mọi chuyện giữa họ nhanh chóng leo thang khi anh chàng phi hành gia giả mạo bày tỏ tình yêu của mình với nạn nhân, tuyên bố rằng anh sẽ cưới cô khi quay trở lại trái đất. Tuy nhiên, anh ta nói rằng mình không có đủ tiền để mua vé trở về trái đất từ ISS.

Tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin, để hẹn gặp người tình trên mạng, người phụ nữ đã gửi cho anh ta 4,4 triệu yên (khoảng 30.000 USD) để anh ta có thể mua vé trở về trái đất.

Tuy nhiên, nạn nhân sớm cảm thấy mệt mỏi vì yêu cầu đòi chuyển tiền ngày càng tăng của phi hành gia. Sau khi thực hiện tổng cộng 5 lần chuyển tiền từ ngày 19-8 đến ngày 5-9, cuối cùng người phụ nữ đã trình báo với cảnh sát.

Để tạo lòng tin, kẻ lừa đảo đã đăng tải những bức ảnh về không gian trên Instagram của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số kẽ hở như ISS không có dịch vụ di động. Thay vào đó, các phi hành gia sử dụng cái gọi là Mạng không gian, một mạng lưới các vệ tinh liên lạc và ăng-ten trên mặt đất, để truyền dữ liệu trở lại trái đất.

ISS cũng không hoạt động giống như sân bay, nơi bạn cần đặt vé để trở về trái đất. Các cơ quan vũ trụ như NASA phải mất khoảng 50-55 triệu USD để đưa một trong các phi hành gia của mình lên ISS.

Gần đây, các phi hành gia tư nhân có thể tự trả tiền vé để lên tham quan Trạm Vũ trụ Quốc tế, tuy nhiên, mức giá đó đã bao gồm vé khứ hồi về trái đất.

Nhìn chung, hình thức lừa đảo này vốn không phải là mới bởi nó đã xuất hiện từ khá lâu, chỉ thay đổi hình thức để người dùng mất cảnh giác. Đơn cử như tại Việt Nam, có không ít người đã sập bẫy của ‘người tình ngoại quốc’, bị lừa hàng chục tỉ đồng… hay chiêu lừa yêu cầu chuyển tiền để nhận quà từ nước ngoài.

Để hạn chế bị lừa, bạn đọc nên thường xuyên tham khảo thông tin cảnh báo trên các trang web chính thống như PLO hoặc cổng thông tin của thành phố.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết, để lại bình luận khi gặp rắc rối hoặc nghi ngờ bị lừa.

Hàng chục trang web sân bay của Mỹ bị tin tặc đánh sập

Tin tặc đã khiến các trang web của hàng chục sân bay Mỹ rơi vào gián đoạn, tuy nhiên hậu quả gây ra không quá nghiêm trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN