Một ngôi sao vụt sáng, sắp nổ tung trên bầu trời Trái Đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Ngôi sao siêu khổng lồ Betelgeuse lại tiếp tục gây hồi hộp cho giới thiên văn với những biến đổi rõ rệt từ tháng 4-2023, hứa hẹn về vụ nổ đủ sức làm bừng sáng cả trời đêm Trái Đất.

Betelgeuse là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Trái Đất, nhuốm màu đỏ "ma quái" và nằm trong chòm sao Lạp Hộ. Nó thu hút sự chú ý của giới thiên văn hàng thế kỷ, trong đó ghi chép xưa nhất là từ nhà bác học Tư Mã Thiên của Trung Quốc hơn 2.100 năm trước.

Những lần "biến hình" khác nhau của Betelgeuse, bao gồm việc phun vật chất và trở nên sáng rực sau đó mờ đi, nghi do bị bụi từ nó phun ra che mờ - Ảnh: NASA

Những lần "biến hình" khác nhau của Betelgeuse, bao gồm việc phun vật chất và trở nên sáng rực sau đó mờ đi, nghi do bị bụi từ nó phun ra che mờ - Ảnh: NASA

Từ tháng 4 đến nay, ngôi sao đã leo thẳng từ vị trí sáng thứ 10 trên bầu trời đêm lên vị thứ thứ 7, do độ sáng đã tăng vọt đến 140%, theo Betelgeuse Status - một tài khoản Twitter tập hợp các nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư chuyên theo dõi ngôi sao bí ẩn này.

Theo tờ Space, những thay đổi liên tục của Betelgeuse - lúc mờ hơn, lúc vụt sáng - từ năm 2019 đến nay đã khiến giới thiên văn khắp thế giới suy đoán rằng nó đang tiến tới giai đoạn hấp hối.

Trong ghi chép của Tư Mã Thiên, ngôi sao sáng này có màu vàng, trong khi ngày nay chúng ta thấy nó màu đỏ, chứng tỏ ngôi sao khổng lồ này đã tiến dần tới giai đoạn "sao khổng lồ đỏ" trong hơn 2 thiên niên kỷ qua. Đây là giai đoạn bùng lên cuối cùng trước khi nổ tung thành siêu tân tinh.

Nếu nổ, ánh sáng từ Betelgeuse đủ khiến nó đạt độ sáng ít nhất là ngang ngửa với trăng tròn, có thể soi tỏ bầu trời đêm Trái Đất hoặc gây chú ý ngay cả ban ngày.

Điều may mắn nhất là với khoảng cách 650 năm ánh sáng, siêu tân tinh này khó lòng tác động đến Trái Đất như một số siêu tân tinh cổ đại gần hơn, liên quan đến các cuộc tuyệt chủng hàng loạt.

Giới thiên văn khắp thế giới đang chia thành 2 "phe", một bên cho rằng nó có thể nổ bất cứ lúc nào, một bên cho rằng nó hãy còn một chút thời gian.

"Các mô hình tốt nhất của chúng tôi cho thấy Betelgeuse đang trong giai đoạn đối cháy helium thành carbon và oxy trong lõi của nó. Điều đó có nghĩa nó vẫn còn hàng chục hoặc hàng trăm ngàn năm nữa mới bùng nổ - nếu mô hình đó chính xác" - nhà vật lý thiên văn Morgan MacLeod, ĐH Harvard, cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Mặt trăng thứ 2 của Trái Đất xuất hiện: ”Bóng ma” 2.100 tuổi

Một vật thể không gian bí ẩn đã âm thầm bám theo Trái Đất từ năm 100 trước Công Nguyên, hoạt động như một mặt trăng không toàn vẹn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN