Một ngôi sao lớn gấp 350 lần Mặt Trời đang phình ra hàng trăm lần
Các nhà khoa học cho biết đó là dấu hiệu của sự chết chóc.
Ngôi sao đang cách Trái Đất 530 năm ánh sáng. (Ảnh: ESA)
Bằng cách sử dụng chiếc kính viễn võng khổng lồ Very Large Telescope đặt ở một sa mạc thuộc phía bắc Chile, các nhà khoa học tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chụp được những hình ảnh ấn tượng về ngôi sao Pi1 Grus (thuộc chòm sao Grus) cách Trái Đất 530 năm ánh sáng.
Những hình ảnh này được cho là dấu hiệu của ngôi sao nói trên trước khi "chết". Nó có khối lượng tương đương với Mặt Trời của chúng ta nhưng lớn hơn 350 lần và sáng hơn rất nhiều.
Mặt Trời của chúng ta cũng sẽ có kết cục như Pi1 Grus sau 5 tỉ năm nữa. (Ảnh: Getty)
Theo các nhà thiên văn, Pi1 Grus đang "sủi bọt" do hiện tượng khối đối lưu, xảy ra khi có sự chênh lệch mật độ chất lỏng hoặc khí bên trong. Mỗi khối này có đường kính khoảng 75 triệu dặm (gần 121 triệu km), xấp xỉ 1/4 đường kính của chính nó.
Ban đầu, Pi1 Grus sẽ co lại và nóng tới hơn 100 triệu độ C do sự đốt cháy hydro. Nhiệt độ cực cao thúc đẩy giai đoạn tiếp theo, đó là ngôi sao bắt đầu tổng hợp heli thành những nguyên tử nặng hơn như carbon và oxy. Lõi sao siêu nóng sau đó sẽ đẩy các lớp phía ngoài của ngôi sao ra, khiến nó phình lên gấp hàng trăm lần kích thước ban đầu.
Elon Musk đã đăng một clip kèm chú thích “UFO của người ngoài hành tinh ở Bắc Triều Tiên“.