Một lỗi tồn tại 18 năm trên trình duyệt Firefox đã được sửa
Firefox được coi là trình duyệt có kỷ lục về lỗi phần mềm tồn tại lâu nhất sau gần hai thập kỷ.
Theo TechSpot, một lỗ hổng trong trình duyệt Firefox đã được đánh dấu là "resolved - đã giải quyết" ngay trong dịp Giáng Sinh. Theo đó, lỗi phần mềm có mã 290125 lần đầu tiên xuất hiện cách đây 18 năm khi các nhà phát triển Mozilla phát hiện ra rằng trình duyệt đang xử lý sai phần tử CSS ::first-letter.
Lỗi này đã khiến Firefox hiển thị sai chữ cái lớn đầu tiên trong các đoạn văn bản, trong khi các trình duyệt khác như Opera 7.5+ và Safari 1.0 vào thời điểm đó đã xử lý chính xác tính năng CSS này.
Sự cố CSS tồn tại 18 năm trên Firefox đã được sửa chữa.
Sự cố ban đầu được báo cáo vào ngày 12/4/2005 và xuất hiện trong bản phát hành chính thức đầu tiên của Firefox (1.0). Bản sửa lỗi đầu tiên được tung ra với Firefox 3.0 vào năm 2007, khi các nhà phát triển Mozilla giải quyết vấn đề hiển thị khác nhau về độ cao của dòng chữ trên nền tảng Mac.
Nhưng sau đó vào năm 2014, lỗi này được mở lại khi nhóm CSS Working Group nhận thấy rằng Firefox không đáp ứng các thông số kỹ thuật của CSS với cách xử lý đặc biệt đối với phần tử ::first-letter.
Lỗi 290125 vẫn luôn tồn tại trong trình duyệt cho đến hiện tại, nhưng đã được giải quyết vào ngày 20/12/2022 và đi kèm với bản phát hành Firefox 110 sắp tới dự kiến phát hành vào tháng 2/2023.
Trong những tuần tới, các nhà phát triển trình duyệt Chrome, Edge và Firefox đều sẽ ra mắt phiên bản 100, điều này nghe có vẻ là một thành tích tuyệt vời nhưng chúng sẽ khiến...
Nguồn: [Link nguồn]