Một loạt ngôi sao mang hành tinh áp sát Trái Đất, có thể nhìn bằng mắt thường
Theo NASA, trong tháng 3 này một loạt các ngôi sao từng được chứng minh là có hành tinh quay quanh như Epsilon Tauri, Canis Majoris, Tau Geminorum... sẽ ở vị trí cực kỳ thuận lợi để quan sát.
"Bầu thời tháng 3 chứa một số ngôi sao sáng, dễ tìm được biết là có hành tinh quay quanh chúng. Xác định vị trí những "mặt trời" xa xôi này sẽ giúp bạn biết rằng mình đang nhìn thẳng vào một hệ hành tinh khác" - tờ SciTech Daily trích lời các nhà khoa học NASA.
Nổi bật trong số đó là sao lùn cam Epsilon Tauri, chính là mắt phải của con bò đực Taurus, tức chòm sao Kim Ngưu. Epsilon Tauri sở hữu một hành tinh khí khổng ồ có khối lượng gấp 8 lần Sao Mộc, tức gấp 2.544 lần Trái Đất.
Cách xác định chòm sao 7 Canis Majoris - Ảnh: NASA/Bill Dunford
Một ngôi sao dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nữa là 7 Canis Majoris, nằm ở ngay góc tạo nên phần chân trước của chòm sao Canis Major (Đại Khuyển) hình con chó. 7 Canis Majoris chứa một hành tinh khí khổng lồ gần gấp đôi khối lượng Sao Mộc và một hành tinh khác nhỏ hơn Sao Mộc một chút.
Tau Geminorum là cái tên thứ 3 bạn nên tìm kiếm trên bầu trời. Nó nằm ở phía Bắc chòm sao Gemini (Song Tử), mang hình dáng 2 anh em song sinh. Tau Geminorum sở hữu một hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp 20 lần Sao Mộc.
Bên cạnh đó còn có Beta Ursae Minoris mang 1 hành tinh khối lượng gấp 6 lần Sao Mộc, là ngôi sao sáng nhất trong chòm Little Dipper (Tiểu Hùng).
Ngoài ra, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng tốt nhất 2 cụm sao mở tuyệt đẹp là Hyades và Pleiades, cùng nằm trong chòm Kim Ngưu với một số ngôi sao áp sát chúng ta tới mức nhìn rất rõ bằng mắt thường và hàng trăm ngôi sao khác có thể quan sát bằng ống nhòm/
Thời điểm quan sát tốt các hiện tượng trên là rạng sáng. Bên cạnh các ngôi sao, bạn cũng có thể thấy bộ ba Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Thổ sáng rõ, tiến đến ngày một gần nhau trên bầu trời.
Điểm đến của tàu vũ trụ Europa Clipper sẽ là mặt trăng băng giá Europa của Sao Mộc, tuy là mặt trăng nhưng lại lớn hơn cả "hành tinh thứ 9" trước đây của hệ Mặt Trời...
Nguồn: [Link nguồn]