Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một trong những tàu vũ trụ của NASA có thể đã bay ngang một hệ hành tinh - mặt trăng đầy sự sống mà không hay biết.

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Commucations cho thấy một số dữ liệu từ tàu vũ trụ Voyager 2 có lẽ cần phải được xét lại, vì có thể nó đã bỏ qua một hành tinh và vài mặt trăng có sự sống.

Đó là Sao Thiên Vương và các vệ tinh của nó.

Từ quyển bình thường bao quanh hành tinh thứ 7 của hệ Mặt Trời (trái) và từ quyển méo mó khi bị gió Mặt Trời tấn công - Ảnh: JPL-Caltech

Từ quyển bình thường bao quanh hành tinh thứ 7 của hệ Mặt Trời (trái) và từ quyển méo mó khi bị gió Mặt Trời tấn công - Ảnh: JPL-Caltech

Voyager 2 bay ngang Sao Thiên Vương từ năm 1986 và dữ liệu nó gửi về Trái Đất cho thấy Sao Thiên Vương có từ quyển hết sức lạ lùng, bất đối xứng dữ dội.

Từ quyển này cũng dường như không có plasma - một thành phần phổ biến trong từ quyển của các hành tinh khác - và có vành đai electron năng lượng cao với cường độ cực mạnh bất thường.

Các đặc điểm từ phép đo duy nhất mà nhân loại có được đã được sử dụng làm cơ sở trong nhiều nghiên cứu sau đó.

Thế nhưng, vì sao từ quyển này kỳ quặc như thế, đó vẫn là câu hỏi gây bối rối.

Nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA, University College London (UCL - Anh) và Viện Nghiên cứu hệ Mặt Trời Max Planck (Đức) phát hiện ra rằng bất thường có thể nằm ở thời điểm Voyager 2 bay ngang.

Tàu vũ trụ này đã vô tình chọn đúng lúc từ quyển Sao Thiên Vương bị một cơn gió Mặt Trời cực mạnh ập vào để thu thập dữ liệu.

Chính cơn gió Mặt Trời đầy năng lượng này đã bóp méo từ quyển của hành tinh và khiến nó trở nên kỳ lạ.

Xác suất mà Voyager 2 bay ngang hệ thống Sao Thiên Vương đúng lúc bất thường này chỉ có 4%, nhưng không may nó đã thực sự lọt vào "khung cửa hẹp" đó.

Chưa kể, nó còn thổi bay cả các loại vật chất mà hành tinh và các mặt trăng của nó có thể phun ra, bao gồm các ion nước hay dấu vết của chất hữu cơ mà các nhà khoa học đã mong đợi nhưng không tìm thấy.

Như vậy, rào cản lớn nhất cho một giả thuyết được kỳ vọng từ lâu đã được gỡ bỏ.

Dựa trên các bằng chứng khác, nhóm tác giả cho rằng Sao Thiên Vương có 2 yếu tố quan trọng cho sự sống mà Trái Đất cũng có: Hoạt động địa chất và đại dương, nhưng là đại dương ngầm.

Phát biểu với BBC, đồng tác giả William Dunn từ UCL cho biết không chỉ hành tinh mẹ mà một số mặt trăng xung quanh Sao Thiên Vương cũng có tiềm năng sở hữu các điều kiện cần thiết cho sự sống.

"Chúng có thể có đại dương bên dưới bề mặt với rất nhiều cá!" - TS Dunn nói.

Theo Sci-News, mô hình của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy có một khả năng thấp là hai mặt trăng xa nhất của hành tinh này là Titania và Oberon đang quay quanh bên ngoài từ quyển.

Điều này sẽ cho phép nghiên cứu đại dương ngầm của chúng dễ dàng mà không bị từ quyển can thiệp.

Tất cả những điều đó cho thấy có lẽ nhân loại cần gửi thêm một tàu vũ trụ khác đến hệ thống này. Một hành tinh mẹ to lớn và 27 mặt trăng có thể sở hữu đại dương sự sống sẽ là cả một kho tàng.

Bên dưới cảnh quan núi sông, biển cả... rất giống với Trái Đất, Titan sở hữu cấu trúc đặc biệt có thể giữ ấm cho sự sống đại dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN