Một hành tinh có thể đang biến đổi, sống dậy ngay cạnh Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các bằng chứng mới về hành tinh "hàng xóm" của Trái Đất - Sao Hỏa - cho thấy nó có thể "còn xa mới chết"!

Đó là kết luận từ một nghiên cứu đặc sắc mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

"Biết rằng lớp phủ Sao Hỏa vẫn đang hoạt động là yếu tố quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách Sao Hỏa phát triển thành một hành tinh. Nó có thể giúp chúng tôi trả lời những câu hỏi cơ bản về Hệ Mặt Trời; trạng thái của lõi, lớp phủ của Sao Hỏa; sự phát triển của từ trường hiện tại đang thiếu của nó..." - nhà địa vật lý Hrvoje Tkalčić từ Đại học Quốc gia Úc, lý giải.

Bề mặt khu vực Cerberus Fossae của Sao Hỏa được chụp bởi tàu Mars Express - Ảnh: ESA

Bề mặt khu vực Cerberus Fossae của Sao Hỏa được chụp bởi tàu Mars Express - Ảnh: ESA

Sao Hỏa thiếu từ trường gợi ý rằng nó không phải là một hành tinh hoạt động sôi nổi. Đó có thể là một vấn đề lớn phân tách ranh giới giữa hành tinh "sống" và hành tinh "chết".

Chính hoạt động phức tạp, liên tục của Trái Đất từ lõi cho đến lớp vỏ đã giúp nó sở hữu từ trường mạnh mẽ, giúp chúng ta và muôn loài được bảo vệ khỏi các tác động của vũ trụ, sinh sôi và tiến hóa.

Tuy nhiên từ khi tàu đổ bộ InSight của NASA hạ cánh trên Sao Hỏa vào tháng 11-2018, nó không ngừng tìm ra bằng chứng cho thấy Sao Hỏa hiện tại đang "ầm ầm".

Đó là những cơn địa chấn bí ẩn liên tiếp xảy ra. Là một hệ thống khe nứt được tạo ra bởi các đứt gãy ở khu vực Cerberus Fossae, kéo theo đó là 47 đầm lầy dường như mới xuất hiện.

Cũng tại Cerberus Fossae, nhiều bằng chứng địa chất cho thấy có hoạt động núi lửa xảy ra trong vòng 10 triệu năm gần đây. Như vậy, rất có thể hành tinh chỉ tạm "ngủ đông" trong một giai đoạn lịch sử. Nó đang sống dậy song song với sự trỗi dậy của các hoạt động địa chất, tất nhiên đi kèm đó là khả năng sinh sống và khả năng phát sinh sự sống.

Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy Sao Hỏa có khả năng rất cao từng có sự sống và là một hành tinh xanh nhiều đại dương y như Trái Đất, trước khi khô cằn và tuyệt chủng 2-3 tỉ năm trước.

Các phát hiện này cho thấy Sao Hỏa không hề chết nhưng có thể đang có một cơ chế nào khác làm ngăn cản sự thiết lập từ quyển. Họ vẫn đang tìm kiếm nó.

"Hiểu được từ trường của sao Hỏa, cách nó phát triển và gián đoạn trong lịch sử hành tinh rõ ràng là quan trọng đối với các sứ mệnh trong tương lai, nhất là khi một ngày nào đó các nhà khoa học hy vọng thiết lập căn cứ của con người trên Sao Hỏa" - tờ Science Alert dẫn lời tiến sĩ Tkalčić.

Lần đầu tiên chụp được hành tinh ”còn trong bụng mẹ”, gấp 2.800 Trái Đất

AB Aurigae b đang trong giai đoạn hình thành sớm nhất từng được quan sát đối với một hành tinh khí khổng lồ, và không hình thành theo cách thông thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN