Mối quan hệ giữa Nokia và Huawei rạn nứt?

Sự kiện: Công nghệ

Mới đây, Nokia đã tìm được người mua phần lớn cổ phần của mình trong liên doanh viễn thông với Huawei Technologies - TD Tech (có trụ sở tại Bắc Kinh).

TD Tech, được thành lập năm 2005, là liên doanh giữa Huawei và tập đoàn công nghệ Đức Siemens cho đến năm 2007, khi Siemens bán một nửa cổ phần của mình cho Nokia. Năm 2013, Siemens thoái toàn bộ cổ phần, đưa Nokia trở thành cổ đông lớn.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý thị trường nhà nước (SAMR) Trung Quốc, công ty công nghệ không dây TD Tech sẽ được đồng kiểm soát bởi Huawei và một nhóm các đơn vị khác bao gồm Tập đoàn đầu tư công nghệ cao Thành Đô và Công ty công nghệ Thành Đô Gaoxin Jicui (thuộc sở hữu của chính phủ), cũng như công ty đầu tư mạo hiểm Huagai.

Báo cáo không tiết lộ những cổ đông mới nắm giữ bao nhiều vốn sở hữu. Trước khi bán, Nokia sở hữu 51% TD Tech, trong khi Huawei nắm giữ 49%.

Theo các nhà quan sát trong ngành, mặc dù Nokia nắm nhiều cổ phần hơn trong liên doanh nhưng trên thực tế Huawei mới là người kiểm soát.

Huawei và TD Tech cùng nhau kiểm soát không quá 10% thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc, theo SAMR.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research cho thấy Huawei chiếm 14% thị phần điện thoại thông minh Trung Quốc trong quý 3 năm ngoái, đứng ở vị trí thứ năm sau Honor và các đối thủ OPPO, vivo và Apple.

Yang Quảng, một nhà phân tích phụ trách lĩnh vực viễn thông tại công ty nghiên cứu Omdia, cho biết vào năm ngoái: “Ban lãnh đạo là cựu nhân viên của Huawei, với các giải pháp sản phẩm dựa trên các sản phẩm của Huawei nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với thị trường công nghiệp.”

Nokia bán phần lớn cổ phần trong liên doanh TD Tech với Huawei. Ảnh minh họa

Nokia bán phần lớn cổ phần trong liên doanh TD Tech với Huawei. Ảnh minh họa

Theo SCMP, năm ngoái, khi Nokia cố gắng bán phần lớn cổ phần của mình cho công ty New East New Materials (Thượng Hải), Huawei đã đe dọa sẽ ngừng cấp phép công nghệ cho TD Tech.

Vào thời điểm đó, Yang cho biết, Huawei có thể không muốn mất quyền kiểm soát TD Tech, điều này có thể giúp gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tránh được một số lệnh trừng phạt của Mỹ.

Vào năm 2021, TD Tech đã bắt đầu bán những chiếc điện thoại Huawei dưới thương hiệu riêng, bao gồm M40 5G, sử dụng chip 7 nm của MediaTek thay vì sử dụng bộ xử lý Kirin của chính Huawei.

Các lệnh trừng phạt do Washington áp đặt hiện cấm các công ty bán cho Huawei những con chip tiên tiến được sản xuất bằng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ, bao gồm bộ xử lý MediaTek do TSMC sản xuất, nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới.

Bất chấp những hạn chế của Mỹ, Huawei năm ngoái đã ra mắt Mate 60 Pro, một chiếc điện thoại được trang bị bộ xử lý 5G nội địa tiên tiến.

Ví dụ một câu lệnh đơn giản như "Tối ưu hóa mạng tại vị trí X cho dịch vụ Y" sẽ đáp ứng ngay yêu cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN