Miếng dán chống bức xạ điện từ có thực sự hiệu quả?

Sự kiện: Công nghệ

Dạo gần đây, trên mạng xuất hiện khá nhiều các sản phẩm được quảng cáo có chức năng chống bức xạ điện từ của điện thoại. Điều này có thực chính xác?

Khi tìm kiếm từ khóa “miếng dán chống bức xạ điện từ” trên Google, bạn sẽ thấy xuất hiện hơn 700.000 kết quả trong vòng 0,45 giây. Sản phẩm được rao bán rầm rộ trên trang cá nhân và các sàn thương mại điện tử (TMĐT) với mức giá dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn một miếng dán chống bức xạ điện từ.

Miếng dán chống bức xạ điện từ được bán rất nhiều trên mạng. Ảnh: TIỂU MINH

Miếng dán chống bức xạ điện từ được bán rất nhiều trên mạng. Ảnh: TIỂU MINH

Theo quảng cáo, miếng dán này có tác dụng triệt tiêu bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại và các thiết bị thông minh, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng nhức đầu, căng thẳng… phòng ngừa lão hóa tế bào. Sản phẩm được cấu tạo từ vàng siêu mỏng, sợi EMI (chống bức xạ)… người dùng chỉ cần dán phía sau điện thoại hoặc các thiết bị điện tử để ngăn ngừa bức xạ.

Miếng dán chống bức xạ điện từ được bán dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Ảnh: TIỂU MINH

Miếng dán chống bức xạ điện từ được bán dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Ảnh: TIỂU MINH

Tuy nhiên, theo Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), nếu bạn định mua một miếng dán bằng vàng để bảo vệ tế bào não khỏi bức xạ điện thoại thì nên dừng lại, và cân nhắc sử dụng tiền hợp lý hơn. Đơn giản vì đây chỉ là một trò lừa, vốn đã xuất hiện từ trước đó khá lâu.

Vào tháng 6 năm 2011, FTC đã đưa ra cảnh báo nói rằng cái gọi là lá chắn bức xạ hoàn toàn không có giá trị khoa học.

Trước tiên, hãy giải quyết câu hỏi: “Liệu chiếc điện thoại trong túi có gây ung thư cho bạn không?” Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện để giải quyết vấn đề này, nhưng các câu trả lời vẫn còn mông lung, đơn giản vì hầu hết phần lớn chúng ta chưa sử dụng điện thoại đủ lâu. Thông thường, các khối u sẽ mất khoảng 10-20 năm để phát triển.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng điện thoại di động vẫn phát ra một lượng nhỏ bức xạ điện từ.

Bức xạ điện thoại di động là bức xạ không ion hóa, trái ngược với bức xạ ion hóa, nghĩa là nó không phá vỡ các nguyên tử và phân tử, nhưng cơ thể chúng ta vẫn hấp thụ nó. Mức độ nguy hiểm của sự hấp thụ này như thế nào vẫn đang được nghiên cứu.

Miếng dán chống bức xạ điện từ có thực sự hiệu quả? - 3

Tuy nhiên, một miếng dán có kích thước bằng đồng xu được đặt gần ăng-ten điện thoại sẽ không giúp giảm tỉ lệ hấp thu bức xạ điện từ, ngược lại, đôi khi chúng còn làm tăng lượng bức xạ mà điện thoại phát ra.

FTC cảnh báo rằng những miếng dán như vậy có thể gây nhiễu tín hiệu của điện thoại, buộc điện thoại phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để giao tiếp với tháp di động và phát ra nhiều bức xạ hơn trong quá trình này.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của miếng dán, chưa kể đến việc những sản phẩm này không có xuất xứ rõ ràng và chứng nhận an toàn tại Việt Nam.

Nếu muốn sử dụng điện thoại an toàn, bạn hãy sử dụng tai nghe thay vì cầm điện thoại liên tục. Đồng thời tạo cho mình thói quen nói “không” với điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định, tập môn thể thao yêu thích, trò chuyện nhiều hơn với người thân… thay vì cứ ôm khư khư chiếc điện thoại cả ngày.

Hộp khử trùng điện thoại bằng tia UV có thực sự hiệu quả?

Ngoài việc vệ sinh điện thoại bằng các dung dịch chuyên dụng, bạn còn có thể sử dụng hộp khử trùng bằng tia UV. Tuy nhiên, những thiết bị này có thực sự hiệu quả?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN