Messenger Rooms, đối thủ của Zoom, hoạt động như thế nào?

Facebook vừa giới thiệu phòng chat video mới dành cho tối đa 50 người có tên Messenger Rooms. Đây được xem là lời đáp trả của Facebook trước Zoom.

CEO Facebook Mark Zuckerberg cho biết công ty sẽ ra mắt phòng chat video dành cho 50 người, Messenger Rooms. Nó sẽ đối đầu với các ứng dụng tương tự như Zoom, đang hưởng lợi không nhỏ từ xu hướng làm việc tại nhà và học trực tuyến. Tính năng sẽ có mặt tại Mỹ trong vài tuần tới.

Phòng chat dựa trên Facebook Messenger và Facebook Groups, có thể công khai hoặc riêng tư. Dù không dùng Facebook, một người vẫn tham gia được phòng chat miễn là có link. So với Zoom, Facebook mang đến lựa chọn hời hơn khi cho tối đa 50 người trong cuộc gọi mà không giới hạn thời gian. Ngược lại, Zoom chỉ cho gọi miễn phí trong 40 phút.

Dưới đây là cơ chế hoạt động của Facebook Messenger Rooms:

Thiết kế cơ bản của Messenger Room khá giống Zoom, hiển thị những người tham gia cuộc gọi ngay trên màn hình, được chia làm các ô.

Thiết kế cơ bản của Messenger Room khá giống Zoom, hiển thị những người tham gia cuộc gọi ngay trên màn hình, được chia làm các ô.

Facebook rõ ràng đang ưu tiên Messenger Rooms khi quảng bá tính năng này ngay trên cùng Bảng tin.

Facebook rõ ràng đang ưu tiên Messenger Rooms khi quảng bá tính năng này ngay trên cùng Bảng tin.

Rooms hiển thị ngay trên Bảng tin nên bạn có thể lựa chọn tham gia phòng chat nếu thích.

Rooms hiển thị ngay trên Bảng tin nên bạn có thể lựa chọn tham gia phòng chat nếu thích.

Người khởi tạo phòng chat (host) sẽ cài đặt người nào nhìn thấy và được tham gia cũng như thời gian bắt đầu.

Người khởi tạo phòng chat (host) sẽ cài đặt người nào nhìn thấy và được tham gia cũng như thời gian bắt đầu.

Rooms được mặc định mở đối với tất cả bạn bè Facebook nhưng bạn có thể thay đổi cài đặt và cho phép bất kỳ ai có liên kết tham gia hoặc khóa phòng chat để ngừng nhận người mới.

Rooms được mặc định mở đối với tất cả bạn bè Facebook nhưng bạn có thể thay đổi cài đặt và cho phép bất kỳ ai có liên kết tham gia hoặc khóa phòng chat để ngừng nhận người mới.

Ý tưởng này cũng áp dụng cho Facebook Groups, nơi các thành viên có thể tham dự bất kỳ phòng chat nào.

Ý tưởng này cũng áp dụng cho Facebook Groups, nơi các thành viên có thể tham dự bất kỳ phòng chat nào.

Messenger Rooms có thể giới hạn trong các thành viên của nhóm hoặc bất kỳ ai có liên kết.

Messenger Rooms có thể giới hạn trong các thành viên của nhóm hoặc bất kỳ ai có liên kết.

Trên di động, nó hoạt động khá giống với ứng dụng Messenger hiện tại. Ngoài việc xem được ai đang trực tuyến, bạn có thể tạo phòng chat và quyết định xem ai được tham gia.

Trên di động, nó hoạt động khá giống với ứng dụng Messenger hiện tại. Ngoài việc xem được ai đang trực tuyến, bạn có thể tạo phòng chat và quyết định xem ai được tham gia.

Chia sẻ liên kết với người mà bạn muốn tham gia phòng chat. Các thành viên sẽ nhìn thấy ai đang ở trong nhóm.

Chia sẻ liên kết với người mà bạn muốn tham gia phòng chat. Các thành viên sẽ nhìn thấy ai đang ở trong nhóm.

Facebook nhấn mạnh đến quyền riêng tư và bảo mật như lời mỉa mai đối thủ Zoom trước các sự cố gần đây.

Facebook nhấn mạnh đến quyền riêng tư và bảo mật như lời mỉa mai đối thủ Zoom trước các sự cố gần đây.

Messenger Rooms không có tính năng tương tự phòng đợi trên Zoom để host xem xét các vị khách trước khi duyệt.

Messenger Rooms không có tính năng tương tự phòng đợi trên Zoom để host xem xét các vị khách trước khi duyệt.

Tuy nhiên, nếu khách bị xóa khỏi phòng chat, phòng chat đó sẽ tự động khóa lại.

Tuy nhiên, nếu khách bị xóa khỏi phòng chat, phòng chat đó sẽ tự động khóa lại.

Những người đã bị bạn chặn sẽ không thể nhìn thấy hay tham gia vào phòng chat mà bạn đang tham gia và ngược lại.

Những người đã bị bạn chặn sẽ không thể nhìn thấy hay tham gia vào phòng chat mà bạn đang tham gia và ngược lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép họp online 50 người

Mới đây, Facebook đã chính thức ra mắt tính năng Messenger Rooms, cho phép người dùng tạo phòng họp video với 50 người cùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Du Lam (Theo BI) ([Tên nguồn])
Mạng xã hội Facebook Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN