“Mắt vũ trụ” hiếm gặp nhìn thẳng vào Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hình ảnh giống như mắt thú dữ rực sáng đang nhìn từ vũ trụ xuống Trái Đất được tạo nên bởi một vùng không - thời gian bị bẻ cong.

Sàng lọc dữ liệu từ kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Guillaume Mahler từ Đại học Liège (Bỉ) đã xác nhận một vật thể vũ trụ cực kỳ hiếm gặp gọi là "vòng Einstein".

Trong hình ảnh được chỉnh màu để người xem có thể quan sát, vật thể vũ trụ bí ẩn hiện lên giống một con mắt thú dữ có con ngươi rực sáng, đang nhìn trừng trừng vào người Trái Đất.

Nhưng nó thực ra là một thiên hà xoắn ốc giống như thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta, nằm ở rất xa.

"Mắt vũ trụ" mà các nhà khoa học Bỉ xác định là một thiên hà bị biến dạng khi đi qua vùng không - thời gian cong vênh - Ảnh: NASA/ESA/CSA

"Mắt vũ trụ" mà các nhà khoa học Bỉ xác định là một thiên hà bị biến dạng khi đi qua vùng không - thời gian cong vênh - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Theo Sci-News, trên đường di chuyển đến Trái Đất, ánh sáng tạo nên hình ảnh của thiên hà cực xa đã đụng độ một thành viên trong cụm thiên hà SMACSJ0028.2-7537.

Vật thể nằm giữa thiên hà xoắn ốc cực xa và Trái Đất này có lực hấp dẫn cực lớn, nên đã bẻ cong không - thời gian, khiến luồng ánh sáng từ thiên hà nói trên bị biến dạng khi vượt qua nó.

Các nhà khoa học gọi vật thể nằm giữa đó là "thấu kính hấp dẫn".

Thấu kính hấp dẫn đôi khi có thể hoạt động như một chiếc kính lúp, phóng to các vật thể ở rất xa, giúp người Trái Đất có thể nhìn chúng dễ dàng hơn.

Nhưng không phải lúc nào những chiếc thấu kính vũ trụ này cũng có thể truyền tải hình ảnh nguyên vẹn của vật thể xa phía sau nó. Đôi khi chúng làm biến dạng hay nhân bản vật thể xa đó.

Vòng Einstein là một kiểu cấu trúc bị biến dạng trong số đó, cực hiếm gặp. Một chiếc vòng Einstein tròn đều như trường hợp này chỉ được tạo ra khi Trái Đất, thấu kính hấp dẫn và vật thể hậu cảnh nằm trên một đường thẳng hoàn hảo.

Theo các tác giả, vòng Einstein có thể xuất hiện dưới dạng một vòng tròn đầy đủ hoặc một phần vòng tròn, có thể kèm với một ít ánh sáng bị biến dạng khác quanh vòng như trong trường hợp này.

Nhưng bất kể được nhìn thấy trong tình trạng nào, những "mắt vũ trụ" tương tự luôn đem lại dịp may hiếm có để nghiên cứu các vật thể quá xa để nhìn trực tiếp bằng kính viễn vọng.

Tìm hiểu về cách vật thể đó bị biến dạng cũng giúp các nhà khoa học hiểu thêm về chiếc thấu kính hấp dẫn tạo nên hình ảnh đặc biệt đó.

Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống hiện đang là hành tinh tràn đầy sự sống nhờ vào bầu khí quyển giàu oxy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN