Mặt Trời sẽ "đảo ngược" trong năm 2023, phát đi 10 tín hiệu lạ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một loạt hình ảnh mê hoặc mà con người nhìn thấy trong năm 2023, từ nhật thực lai, "bướm ánh sáng" cho đến cực quang hồng, thực ra là Mặt trời đang phát tín hiệu "sắp đảo ngược".

Theo Live Science, Mặt trời sẽ đạt đến điểm cực đại trong chu kỳ 11 năm sớm hơn dự kiến ban đầu (năm 2025), cụ thể là vào cuối năm 2023.

Sự kiện này sẽ đánh dấu bằng hiện tượng "Mặt trời đảo ngược" - với những hỗn loạn trong từ quyển của nó đạt mức căng thẳng cực độ rồi được giải quyết bằng cách hai cực từ Bắc - Nam đổi chỗ cho nhau.

Mặt trời trong giai đoạn bùng nổ (trái) và giai đoạn yên bình trong chu kỳ 11 năm - Ảnh: NASA

Mặt trời trong giai đoạn bùng nổ (trái) và giai đoạn yên bình trong chu kỳ 11 năm - Ảnh: NASA

Đó là một hiện tượng cần thiết cho chúng ta - một hành tinh rất cần đến sự khỏe mạnh của ngôi sao mẹ này để duy trì sự sống - những cũng gây nên không ít rắc rối. Trong năm 2023, 10 dấu hiệu quan sát được từ Trái Đất đã khẳng định về cú đảo ngược sắp sửa đó.

Thứ nhất, đó là số lượng vết đen Mặt trời gia tăng rất nhanh, vượt xa gấp đôi con số dự đoán ban đầu, theo NASA và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vào đầu năm nay.

Thứ hai, từ các vết đen đó, các quả pháo sáng cấp X mạnh nhất liên tục được bắn ra, chính là thứ dẫn đến mất điện vô tuyến sóng ngắn diện rộng tháng 2, khi kèm một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).

Thứ ba, là bão địa từ mạnh tới nỗi có gây cực quang lạ màu hồng, xuất hiện ở Mỹ cuối tháng 3. Thứ tư là nhiệt độ tầng nhiệt quyển (tầng cao thứ 2 trong khí quyển) đang tăng.

Thứ năm là nhật thực lai hiếm gặp ngày 20-4, được tạo ra bởi những sợi ánh sáng nhiều hơn bình thường từ Mặt Trời.

Thứ sáu, là các cơn lốc xoáy ánh sáng liên tiếp bùng trên Mặt trời, có cơn lớn bằng... 14 lần Trái Đất. Thứ bảy, là xoáy cực siêu mạnh trên Mặt trời. Thứ tám, là "bướm CME" ngày 10-3. Thứ chín, là chùm plasma dài 1 triệu dặm nó bắn ra vào tháng 9-2022. Thứ mười, là "thác plasma" như vương miện hôm 9-3.

Năm hiện tượng sau đều do Đài quan sát Mặt trời (SDO) của NASA ghi nhận.

Chắc chắn cú đảo ngược cuối năm 2023 sẽ phủ lên các hành tinh của Mặt trời - bao gồm Trái đất - rất nhiều bão địa từ và các cú dội bom của cầu lửa CME vào từ quyển.

Tin vui là bạn sẽ không hứng một cơn bão theo nghĩa đen, vì thực tế loài người không cảm nhận được bão địa từ, và cũng đã "chịu đựng" nó mỗi 11 năm. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến một số công nghệ, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo.

Các sự kiện này sẽ làm gián đoạn lưới điện, mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi, ảnh hưởng đến các phương tiện định vị - hàng không vũ trụ, ảnh hưởng một số sinh vật ví dụ làm chim di trú "lạc đường". Do đó sẽ rất cần nỗ lực quốc tế trong việc dự báo thời tiết không gian và đưa ra các cảnh báo sớm.

Ví dụ, công ty vũ trụ SpaceX của Mỹ đã thiệt hại lớn trong năm 2022 khi phóng hơn 40 vệ tinh Starlink đúng ngay lúc bão địa từ đổ bộ, khiến 40 cái bị rơi ngược và cháy tan trong bầu khí quyển Trái đất.

Tuy vậy đó sẽ là một dịp hiếm có cho người thích quan sát cực quang, chắc chắn sẽ rực rỡ, đa sắc và lan sâu xuống các vĩ độ thấp hơn so với bình thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Xuất hiện hành tinh có thể ở được, y hệt Trái Đất “thời trẻ”

Quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta 104 năm ánh sáng, một hành tinh mới cung cấp cơ hội tuyệt vời để các nhà thiên văn tìm hiểu Sao Kim và Trái Đất đã tiến hóa như thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN